Tâm thần - Thần kinh

3 CÁCH CHỐNG SAY XE CỰC KÌ HIỆU QUẢ MÙA TẾT

Admin
24/10/2024

Với những người say tàu xe, việc di chuyển bằng các phương tiện như xe khách hay máy bay vẫn luôn là nỗi ám ảnh, đặc biệt vào những dịp lễ Tết. Hãy cùng tìm hiểu tại sao cơ thể chúng ta lại bị say khi đi tàu xe và tham khảo 3 cách chống say xe từ chuyên gia để an tâm hơn trên mỗi hành trình di chuyển.

Tại sao cơ thể bị “say” khi đi tàu xe? 

Say tàu xe là tình trạng não bộ nhận được thông tin mâu thuẫn từ mắt, tai trong, dây thần kinh ở cơ và khớp khiến não không biết cơ thể đang di chuyển hay đứng yên. Ví dụ, khi đang đi trên xe khách:  

  • Mắt nhìn thấy cây cối đi ngang qua và ghi nhận chuyển động.
  • Tai trong cảm nhận được chuyển động.
  • Cơ và khớp cảm nhận được cơ thể bạn đang đứng yên.

Khi não cảm nhận được sự mất kết nối giữa những thông điệp này, sẽ dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đổ mồ hôi lạnh, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, chán ăn. Phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi thường dễ bị say tàu xe hơn. 

3 cach chong say xe cuc ki hieu qua mua tet

Phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi thường dễ bị say tàu xe hơn. (nguồn: freepik)

3 cách chống say xe hiệu quả mùa Tết

Để phòng tránh tình trạng say tàu xe, chuyên gia khuyên bạn 3 lưu ý quan trọng dưới đây

Lựa chọn chỗ ngồi phù hợp

+ Trên xe buýt, taxi hay xe khách, ghế ở phía trước, nơi có cửa sổ và hướng về phía trước là lựa chọn phù hợp cho những ai dễ bị say tàu xe. 

+ Trên tàu lửa, nên chọn chỗ ngồi gần cửa số.

+ Trên máy bay, nên chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay hoặc cửa sổ. 

+ Trên tàu thuyền, nên chọn chỗ ngồi ở giữa. 

Chú ý khi sử dụng thực phẩm trước khi đi

Trước khi di chuyển bằng tàu xe, máy bay, bạn nên: 

+ Uống đủ nước, hạn chế các sản phẩm chứa cồn và caffein. 

+ Không ăn quá no, hạn chế thức ăn có vị chua cay hay chứa nhiều dầu mỡ. 

+ Chuẩn bị một số loại kẹo ngậm chẳng hạn như kẹo vị gừng.  

Sử dụng thuốc chống say tàu xe là cách chống say xe hiệu quả nhanh và an toàn

Sử dụng thuốc trước khi đi tàu xe 1 đến 2 tiếng là một cách hữu hiệu giúp bạn tránh được các triệu chứng khó chịu của say tàu xe. Một số thuốc dưới đây được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc kháng histamin: Diphehydramin, dimenhydynat,… là các hoạt chất phổ biến được sử dụng trong phòng ngừa say tàu xe. 
  • Miếng dán scopolamin: Thuốc dạng dán tiện lợi cho những người không muốn uống thuốc. Dán tại vị trí da khô phía sau tai. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, miếng dán cần được dán 4 đến 6 tiếng trước khi lên xe. 
  • Cinnarizin kết hợp piracetam (Zielinsk, Cetampir Plus, Viavan,…). Sự kết hợp của hai hoạt chất cinnarizin và piracetam làm tăng tác dụng chống thiếu oxy não hiệu quả. Nhờ vậy, bên cạnh tác dụng ngăn chặn triệu chứng của say tàu xe, thuốc còn giúp tăng tuần hoàn máu não, phù hợp cho người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ,… 
Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về các thuốc phù hợp bạn (nguồn: freepik)

Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về các thuốc phù hợp bạn (nguồn: freepik)

Trên đây là một số cách chống say xe hiệu quả mùa Tết. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.   

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

[SM/ARTI/092/0124]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12782-motion-sickness

https://wwwnc.cdc.gov/travel/page/motion-sickness

Mục lục