3 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Tâm thần phân liệt là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành vi người bệnh, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt từ người nhà bệnh nhân. Việc hỗ trợ trị liệu tâm lý cũng như sử dụng thuốc đúng cách giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Cùng tìm hiểu 3 lưu ý quan trọng dưới đây để áp dụng trong việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt:
Lắng nghe và xác thực
Người bệnh tâm thần phân liệt có thể trải qua sự ảo giác và ảo tưởng rất đáng sợ và khó hiểu. Bạn có thể trò chuyện, lắng nghe và xác thực những gì họ vừa trải qua và cảm giác của họ. Điều này có thể giúp người bệnh bớt sợ hãi, bối rối và lo lắng.
Bạn có thể trò chuyện với những câu nói như:
- “Có phải bạn cảm thấy có người lạ vào nhà phải không? Tôi có thể làm gì để giúp bạn cảm thấy an toàn hơn không?”
- “Tôi hiểu là bạn không muốn ra ngoài khi cảm thấy có ai đó đang theo dõi mình. Bạn có thể để tôi đi cùng bạn được không?”

Lắng nghe và thấu hiểu là điều không thể thiếu để giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt cảm thấy tốt hơn
Thay vì coi những triệu chứng này là lời nói dối hoặc câu chuyện, hãy nhớ rằng những điều họ nhìn thấy, nghe thấy và tin rằng hoàn toàn có thật đối với họ. Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian để trò chuyện và thấu hiểu người bệnh, tuy nhiên sự nỗ lực này sẽ giúp người bệnh cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn.
Hỏi người bệnh về việc có cần giúp đỡ
Việc đặt câu hỏi đúng cách rất quan trọng để giúp người bệnh cảm thấy được giúp đỡ mà không cảm thấy bị kiểm soát hay bị coi như là “bị bệnh”. Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi như:
- “Tôi thấy bạn không còn nhiều quần áo sạch trong tủ, bạn có muốn tôi giúp bạn giặt đồ không?”
- “Bạn có muốn đi đến siêu thị không? Tôi có thể đưa bạn đến siêu thị hôm nay.”
Nếu người bệnh nói rằng họ không cần giúp đỡ, bạn nên tôn trọng điều đó – miễn là sự an toàn của họ không bị đe dọa.
Giúp bệnh nhân duy trì kế hoạch điều trị
Người bệnh tâm thần phân liệt thường cần điều trị lâu dài với sự hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Kế hoạch điều trị bao gồm trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc hóa dược để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân tốt nhất.
Một số thuốc hóa dược dùng đường uống được khuyến cáo trong điều trị tâm thần phân liệt bao gồm:
- Các thuốc an thần kinh cổ điển: chlorpromazin, levomepromazin, haloperidol, thioridazin
- Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới): amisulpirid (Gayax), olanzapin (Zapnex, Zolafren), quetiapin (Quetiapin), risperidon (Sernal), aripiprazol (Areola), clozapin
Bên cạnh đó, nhắc nhở người bệnh theo sát liệu trình điều trị với những câu hỏi mang tính chất hỏi thăm và hỗ trợ người bệnh, ví dụ như:
- “Chuyên gia trị liệu của bạn có hữu ích không?”
- “Tôi nhớ bạn đã đề cập đến việc khó nhớ thời gian uống thuốc. Bạn có thể đặt lời nhắc trên điện thoại không?”
- “Tôi có thể đưa bạn đi trị liệu hoặc đưa bạn đi lấy đơn thuốc trong tuần này không?”

Hỗ trợ bệnh nhân tâm thần phân liệu ghi nhớ và duy trì kế hoạch điều trị
Không nên đặt các câu hỏi dễ khiến người bệnh cảm thấy bị kiểm soát hay áp đặt như:
- “Bạn vẫn đi trị liệu chứ?”
- “Hôm nay bạn đã uống thuốc chưa?”
- “Bạn biết là bạn không được ngừng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn, đúng không?”
Hỗ trợ bệnh nhân tâm thần phân liệt ghi nhớ và duy trì kế hoạch điều trị là điều rất cần thiết để đạt hiệu quả điều trị.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về một số lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng bệnh lý và cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
[SM/ARTI/138/1124]
Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.