Hô hấp

4 LƯU Ý DÀNH CHO MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN MÙA TẾT

Admin
16/10/2024

Trẻ bị hen phế quản thường có các triệu chứng như khó thở, nặng ngực, thở có tiếng rít, ho, khò khè. Thời tiết trở lạnh mùa Tết có thể khiến triệu chứng nặng lên, tăng nguy cơ lên cơn hen cấp, nhiều trường hợp cần phải cấp cứu. Mẹ hãy lưu lại 3 lưu ý quan trọng dưới đây để chăm sóc trẻ ngày Tết.

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ bị hen phế quản khi giao mùa

Mùa Tết là thời gian giao mùa, không khí trở lạnh ở nhiều nơi khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,… Đáng lưu ý rằng, nếu nhiễm bệnh đường hô hấp, trẻ sẽ dễ lên cơn hen cấp tính với các triệu chứng nặng hơn, nhiều trường hợp cần phải cấp cứu.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý 4 điều sau để giúp trẻ tránh mắc các bệnh đường hô hấp: 

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi không khí trở lạnh, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm. 
  • Đeo khẩu trang cho trẻ nơi công cộng để tránh lây nhiễm các bệnh đường hô hấp. 
  • Duy trì cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh các loại thực phẩm mà trẻ dị ứng, chẳng hạn như hải sản, sữa bò, các loại hạt, …
  • Dặn dò trẻ vận động vừa sức, tránh các trò chơi gắng sức trong thời gian trẻ nghỉ Tết. Việc vận động gắng sức là yếu tố nguy cơ khiến trẻ có thể lên cơn hen cấp tính.
4 LƯU Ý DÀNH CHO MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN MÙA TẾT

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết giao mùa sẽ giúp tránh lên cơn hen cấp tính (Nguồn: freepik)

Luôn mang thuốc đầy đủ cho trẻ trong các chuyến du xuân

Đối với trẻ bị hen phế quản, việc sử dụng thuốc đủ liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để giúp giảm triệu chứng của bệnh, cũng như giảm nguy cơ trẻ bị lên cơn hen cấp tính.

Vì vậy, trong các chuyến du xuân, mẹ đừng quên chuẩn bị đủ các loại thuốc bác sĩ kê cho trẻ. Có nhiều loại thuốc điều trị hen phế quản cho trẻ em, được phân loại thành hai nhóm thuốc chính bao gồm: 

Thuốc kiểm soát kéo dài

Mẹ cần lưu ý rằng cần trẻ vẫn cần được sử dụng thuốc thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ, kể cả khi trẻ không biểu hiện triệu chứng. Vì thế, trong những ngày Tết bận rộn, mẹ vẫn cần nhớ cho trẻ sử dụng thuốc đủ liều, mẹ có thể đánh dấu vào lịch để không quên cho trẻ dùng thuốc nhé. 

Một số thuốc điều trị hen phế quản, thuộc nhóm thuốc kiểm soát kéo dài, bao gồm: 

  • Thuốc corticoid dạng hít (ICS): beclomethason, budesonid, fluticason, …
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA): bambuterol (Hayex, Bambec, Ceftarol) formoterol, indacaterol, …
  • Thuốc kháng thụ thể leukotrien (LTRA): montelukast (Givet-4, Derdiyok, Singulair,…), zafirlukast, …

Thuốc cắt cơn hen cấp tính

Mẹ cần nhớ, trẻ có thể lên cơn hen cấp tính bất kỳ lúc nào. Vì thế, luôn mang theo thuốc cắt cơn là việc rất quan trọng để giảm nhanh các triệu chứng cho trẻ khi cần. 

Một số thuốc điều trị hen phế quản, thuộc nhóm thuốc cắt cơn hen cấp tính, bao gồm: 

  • Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (SABA): salbutamol, levalbuterol, …
  • Corticoid đường uống: prednisolon, methylprednisolon (Metilone-4, Metilone, Medrol,…)
Hãy nhớ luôn mang thuốc đầy đủ điều trị hen phế quản cho trẻ trong các chuyến du xuân (Nguồn: freepik)

Hãy nhớ luôn mang thuốc đầy đủ điều trị hen phế quản cho trẻ trong các chuyến du xuân (Nguồn: freepik)

Theo dõi triệu chứng của trẻ bị hen phế quản

Trẻ mắc bệnh hen phế quản sẽ biểu hiện các triệu chứng như khó thở, nặng ngực, thở có tiếng rít, ho, khò khè. Triệu chứng này có thể nặng lên, cảnh báo tình trạng hen cấp tính ở trẻ.

Mẹ cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có kế hoạch xử trí cơn hen cấp tính khi cần. Nếu các triệu chứng của trẻ trở nặng như các triệu chứng nêu dưới đây, mẹ cần gọi cấp cứu ngay: 

  • Ho, khò khè, khó thở nhiều, không thể nói được.
  • Lồng ngực co rút theo mỗi nhịp thở.
  • Môi, móng tay chuyển thành màu tím, xanh hoặc xám

Mẹ cũng cần chia sẻ về triệu chứng của trẻ với giáo viên, người chăm sóc trẻ để mọi người cùng lưu ý khi trẻ cần giúp đỡ. 

Luôn theo dõi triệu chứng hen phế quản của trẻ để có hướng xử trí kịp thời (Nguồn: freepik)

Luôn theo dõi triệu chứng hen phế quản của trẻ để có hướng xử trí kịp thời (Nguồn: freepik)

Trên đây là 4 lưu ý quan trọng giúp mẹ hiểu về bệnh lý hen phế quản ở trẻ. Việc kiểm soát bệnh hen ở trẻ cần có sự kết hợp tốt giữa bác sĩ, gia đình và người chăm sóc. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý về các thông tin trước khi dùng thuốc.   

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Mục lục