Tim mạch - Chuyển hóa

VAI TRÒ CỦA THUỐC LỢI TIỂU TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Admin
22/10/2024

Suy tim là tình trạng tim suy giảm khả năng bơm máu nuôi cơ thể, dẫn đến các triệu chứng khó thở, thở dốc, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và phù. Thuốc lợi tiểu là một trong những lựa chọn để điều trị suy tim​ nhằm giảm tích tụ dịch, giảm phù. 

Tìm hiểu về suy tim

Suy tim là tình trạng tim suy giảm khả năng bơm máu hiệu quả so với bình thường. Suy tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân trên tim mạch và nguyên nhân hệ thống. 

  • Nguyên nhân tim mạch bao gồm: Tổn thương cơ tim (bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim,…), bệnh lý van tim (hở van hai lá, hở van ba lá), loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, thiếu máu cục bộ, xơ hóa,…
  • Nguyên nhân hệ thống bao gồm: thiếu máu, cường giáp, hẹp van động mạch chủ, tăng huyết áp,…

Việc suy giảm khả năng tống máu và giảm hút máu từ các cơ quan trở về tim trong trình trạng suy tim có thể dẫn đến tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể gây phù nề. Tình trạng phù thể hiện rõ nhất ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân. Đôi khi bắt gặp phù bụng hoặc phổi do suy tim, dẫn đến khó thở. Thêm vào đó, lượng dịch dư thừa làm tăng gánh nặng làm việc cho tim, khiến suy tim tiến triển nặng hơn.

Vai trò của thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Khái niệm và phân loại

Thuốc lợi tiểu là các thuốc có khả năng giúp cơ thể tăng đào thải lượng nước và muối dư thừa thông qua nước tiểu. Bằng cách này, thuốc làm giảm lượng dịch cơ thể, giảm phù và giảm gánh nặng trên tim.

Hiện nay có nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau, hoạt động theo các cơ chế khác nhau, bao gồm thuốc lợi tiểu thiazid (hydroclorothiazid,…), lợi tiểu quai (furosemid, indapamid,…) và thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton). Các thuốc này đôi khi có thể phối hợp sử dụng với nhau nhằm tăng hiệu quả điều trị.

VAI TRÒ CỦA THUỐC LỢI TIỂU TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Thuốc lợi tiểu làm giảm lượng dịch cơ thể, giảm phù và giảm gánh nặng trên tim (Nguồn freepik)

Vai trò của thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Như đã đề cập, phù là tình trạng phổ biến xảy ra trên bệnh nhân suy tim và ngược lại, phù khiến bệnh suy tim tiến triển nặng hơn. Thuốc lợi tiểu là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân suy tim kèm phù với các lợi ích:

  • Giảm tích tụ nước và muối, giảm phù
  • Giảm phù phổi, giúp bệnh nhân dễ thở
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu đúng cách có thể làm chậm suy tim tiến triển, giảm nguy cơ nhập viện.

Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim. Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý:

  • Không sử dụng quá liều. Sử dụng thuốc lợi tiểu nhiều hơn liều điều trị có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải.
  • Thuốc lợi tiểu tác động trực tiếp đến nồng độ chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là ion natri và kali, do đó cần theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ.
  • Thuốc nên được dùng buổi sáng, vì khi dùng vào buổi tối có sẽ gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là giảm lượng muối ăn, tiêu thụ lượng thực phẩm chứa kali với dạng phù hợp để tránh tình trạng tăng hoặc hạ kali khi dùng thuốc.
Bệnh nhân cần được tư vấn cùng Bác sĩ, Dược sĩ trước khi sử dụng thuốc (Nguồn Freepik)

Bệnh nhân cần được tư vấn cùng Bác sĩ, Dược sĩ trước khi sử dụng thuốc (Nguồn Freepik)

Kết luận

Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc mang lại nhiều lợi ích điều trị cho bệnh nhân suy tim, đặc biệt trong việc giảm phù do suy tim và giảm gánh nặng cho tim. Sử dụng thuốc lợi tiểu đúng cách và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu và ngăn ngừa tiến triển suy tim.

Bài viết được cung cấp bởi DAVIPHARM

[SM/ARTI/125/0724]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn” (kcb.vn)
2. 2023 Focused update of the 2021 ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure

Mục lục