Tim mạch - Chuyển hóa

BIẾN CHỨNG TIM MẠCH DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SÁT THỦ THẦM LẶNG

Admin
11/03/2025

Biến chứng tim mạch là một biến chứng phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao ở các bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, việc hiểu rõ mối nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa, làm chậm tiến triển của biến cố tim mạch là hết sức cần thiết với bệnh nhân đái tháo đường.

Vì sao đái tháo đường khiến tim mạch dễ bị tổn thương?

Cơ chế quan trọng nhất là bệnh lý đái tháo đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Chức năng nội mạc mạch máu bị rối loạn là nguyên nhân của tình trạng xơ vữa mạch máu, hình thành huyết khối trong lòng mạch gây nên các bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…

Nguy cơ gặp biến chứng tim mạch tăng cao hơn nếu bệnh đái tháo đường đi kèm với một số yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, béo phì, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc, kiểm soát đường huyết kém,…

Các biến chứng tim mạch tiến triển dần theo thời gian. Tuy nhiên, bệnh nhân hầu như không cảm nhận thấy triệu chứng bất thường, hoặc các triệu chứng đôi khi rất mơ hồ và không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân mắc đái tháo đường được ví như “sát thủ thầm lặng”.

Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường được ví như “sát thủ thầm lặng” (Nguồn Freepik)

Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường được ví như “sát thủ thầm lặng” (Nguồn Freepik)

Các biện pháp giảm biến chứng tim mạch do đái tháo đường? 

Để giảm tiến triển của các biến chứng trên tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân, việc giảm một lượng cân khiêm tốn cũng có thể giúp giảm lượng triglycerid và lượng đường trong máu. 
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp: Ăn nhiều trái cây và rau tươi, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Ăn ít thực phẩm chế biến (như khoai tây chiên, thức ăn nhanh). Uống nhiều nước hơn, hạn chế thức uống có đường, rượu bia và thức uống chứa cồn. 
  • Luyện tập thể dục hàng ngày: Vận động thể chất thường xuyên giúp cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu: Tình trạng căng thẳng, lo âu có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến các hành vi không lành mạnh, chẳng hạn như uống quá nhiều rượu hoặc ăn quá nhiều. Bạn có thể hạn chế căng thẳng, lo âu bằng cách thử học thiền và hít thở sâu, tăng cường hoạt động thể chất phù hợp hay nhận sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè cũng như chuyên gia y tế.
  • Tuân thủ sử dụng thuốc: Bệnh nhân cần hiểu đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, cần sử dụng thuốc lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. 
Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị (Nguồn Freepik)

Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị (Nguồn Freepik)

Một số thuốc điều trị đái tháo đường đường uống bao gồm: 

  • Nhóm biguanide: meformin 
  • Nhóm DPP-4i: sitagliptin (Zlatko), linagliptin, vildagliptin,…
  • Nhóm sulfonyl urea: glimepirid (Flodilan), glipizid, glyburid,…
  • Nhóm glinide: repaglinid (Eurolux), nateglinid
  • Nhóm SGLT-2i: empagliflozin (Eimler-10), dapagliflozin,…

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, cũng như các biện pháp giúp hạn chế sự tiến triển của biến chứng. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và cách áp dụng các biện pháp phù hợp. 

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

[SM/ARTI/130/0924]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (n.d.). Đái tháo đường và biến chứng tim mạch. [online] Available at: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/-ai-thao-uong-va-bien-chung-tim-mach?inheritRedirect=false [Accessed 14 Jan. 2025].
  2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (n.d.). Diabetes and your heart. [online] Available at: https://www.cdc.gov/diabetes/diabetes-complications/diabetes-and-your-heart.html#:~:text=People%20with%20diabetes%20are%20also,to%20get%20worse%20over%20time. [Accessed 14 Jan. 2025]
Mục lục