CẢNH BÁO NGUY CƠ TIM MẠCH DO RỐI LOẠN LIPID MÁU (RỐI LOẠN MỠ MÁU)
Nguyên nhân rối loạn lipid máu chủ yếu đến từ lối sống không lành mạnh, như chế độ ăn uống kém và ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) là gì?
Rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) là tình trạng rối loạn các thông số lipid máu, có thể là sự thay đổi một thông số hoặc nhiều thông số, bao gồm chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol hay triglyceride.
Các chỉ số lipid sẽ thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào lối sống, chế độ ăn và các yếu tố tác động khác. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm kiểm tra lipid máu mỗi năm 1 lần để xác định sớm bệnh lý nếu có và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Rối loạn lipid máu tạo các mảng bám trong thành mạch máu gây tắc nghẽn
Thói quen nào dẫn đến bệnh rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu)
- Hút thuốc lá
- Béo phì và lối sống ít vận động
- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa: bao gồm mỡ động vật (mỡ bò, mỡ heo, mỡ gà); sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai; các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, …
- Uống quá nhiều rượu
Các biến chứng nguy hiểm của rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu)
Rối loạn lipid máu không được điều trị có thể tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ bên trong mạch máu của cơ thể, gọi là xơ vữa động mạch. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Bệnh tim mạch vành
- Đau thắt ngực
- Ngừng tim đột ngột do nhồi máu cơ tim
- Bệnh động mạch cảnh
- Đột quỵ.
- Bệnh động mạch ngoại vi gây triệu chứng đau cách hồi ở chân
- Bệnh vi mạch

Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có bệnh tim mạch
Chế độ ăn uống, thể dục như thế nào là hợp lý?
Bước đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ ăn uống. Những thay đổi trên chế độ ăn nên bao gồm:
- Tiêu thụ ít chất béo bão hòa (gồm mỡ động vật; sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai; các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, …)
- Hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện và sản phẩm chứa cồn như rượu, bia
- Thêm vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
Duy trì cân nặng trong mức hợp lý cũng như tập thể dục thường xuyên, vừa sức là lời khuyên không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp với tình trạng thể lực và bệnh lý của bạn.
Điều trị bằng thuốc
Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo thuốc thuộc nhóm Statin là nhóm thuốc điều trị đầu tay. Một số thuốc thuộc nhóm Statin có thể kể đến bao gồm:
- Atorvastatin: sản phẩm Vaslor-40, Lipitor, Zentocor,…
- Rosuvastatin: sản phẩm Ravastel-5, Ravastel-20, Courtois, Crestor,…
- Statin kết hợp với Ezetimibe: sản phẩm Silvasten, Atozet, Vasitimb,…
- Và các hoạt chất khác: Paravastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Pitavastatin,…
Các sản phẩm statin đã được chứng minh là an toàn trên cả trên các đối tượng có bệnh nền đái tháo đường, bệnh thận mạn hay suy tim. Tính an toàn trên người Châu Á cũng đã được chứng minh.
Luôn nhớ tuân thủ sử dụng thuốc Statin theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Statin là nhóm thuốc điều trị đầu tay được Bộ Y Tế khuyến cáo
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/dyslipidemia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia