CÁCH VƯỢT QUA STRESS HIỆU QUẢ
Dấu hiệu cho thấy bạn đang stress
- Mệt mỏi, khó tập trung
- Cảm giác căng thẳng, lo lắng liên tục
- Đau đầu, nhịp tim nhanh, khó ngủ
- Dễ cáu gắt hoặc mất kiểm soát cảm xúc.
- Lo lắng hoặc kích động
- Suy nghĩ tiêu cực
- Lòng bàn tay thường xuyên ra mồ hôi
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
Nguyên nhân dẫn đến stress
- Áp lực công việc đo khối lượng công việc quá tải, thời hạn gấp gáp. Mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc sếp, không hài lòng với công việc hiện tại hoặc thiếu cơ hội phát triển.
- Vấn đề tài chính như nợ nần, chi phí sinh hoạt tăng cao hoặc không có kế hoạch tài chính rõ ràng, dẫn đến lo lắng về tương lai.
- Mối quan hệ cá nhân như mâu thuẫn gia đình, bạn bè, cảm giác cô đơn, thiếu sự hỗ trợ từ người thân.
- Bệnh tật kéo dài hoặc các vấn đề về thể chất. Thiếu ngủ hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Sử dụng công nghệ quá mức vì mạng xã hội tạo ra áp lực phải so sánh bản thân với người khác. Đồng thời, làm việc liên tục trên các thiết bị điện tử, thiếu thời gian nghỉ ngơi.
- Bị ảnh hưởng tâm lý vì tự đặt kỳ vọng quá cao cho bản thân, suy nghĩ tiêu cực, lo âu hoặc thiếu khả năng quản lý cảm xúc.
Các loại stress phổ biến
Stress không chỉ là một hình thái duy nhất mà được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng. Dưới đây là những loại stress phổ biến mà nhiều người thường gặp phải trong:
- Stress cấp tính (Acute Stress): là loại stress xảy ra tức thời do một sự kiện hoặc tình huống cụ thể như chuẩn bị thuyết trình, thi cử, tai nạn bất ngờ.
- Stress cấp tính lặp đi lặp lại (Episodic Acute Stress): xảy ra thường xuyên do lối sống hoặc công việc áp lực như làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên gặp khó khăn tài chính.
- Stress mãn tính (Chronic Stress): kéo dài trong thời gian dài và có thể gây hậu quả nghiêm trọng như mâu thuẫn gia đình, áp lực tài chính lâu dài.
- Stress tích cực (Eustress): là loại stress kích thích khả năng sáng tạo, tăng động lực và hiệu suất làm việc.
Những biến chứng do stress kéo dài
Rối loạn tâm lý
- Stress kéo dài dẫn đến trầm cảm, một tình trạng tâm lý nghiêm trọng với cảm giác buồn bã, mất hy vọng và thiếu động lực sống.
- Tình trạng lo âu sẽ gia tăng, khiến bạn luôn cảm thấy bất an, khó chịu và khó tập trung vào công việc hay cuộc sống hàng ngày.
Vấn đề về hệ tiêu hóa
- Căng thẳng kéo dài có thể gây ra hoặc làm nặng thêm loét dạ dày, gây đau đớn và khó tiêu.
- Stress ảnh hưởng đến chức năng ruột, gây ra các vấn đề như tiêu chảy, táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích.
Vấn đề tim mạch
- Căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim
- Stress mãn tính làm tăng mức độ cortisol (hormone căng thẳng), gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Rối loạn hệ miễn dịch
- Khả năng miễn dịch của cơ thể kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật.
- Stress có thể gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cơ thể không có thời gian phục hồi.
Vấn đề với cân nặng
- Căng thẳng dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống, dẫn đến tăng cân không kiểm soát hoặc giảm cân bất thường.
- Mức cortisol cao có thể dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng, gây nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan đến trao đổi chất.
Suy giảm khả năng tập trung và sáng tạo
- Khả năng tập trung kém, giảm khả năng xử lý thông tin và đưa ra quyết định chính xác.
- Tinh thần căng thẳng làm giảm khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Tăng nguy cơ các bệnh mãn tính
- Căng thẳng kéo dài làm tăng mức độ glucose trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường type 2.
- Stress cũng có thể góp phần làm nặng thêm các bệnh như viêm khớp, làm tăng đau đớn và cứng khớp.
Cách vượt qua stress hiệu quả
Hít thở sâu và thực hành thiện
- Một trong những cách đơn giản và nhanh chóng để giảm stress là hít thở sâu. Hít vào từ từ trong 4-5 giây, giữ hơi thở trong 3 giây, sau đó thở ra chậm rãi trong 6-7 giây. Lặp lại khoảng 5-10 lần sẽ cảm thấy thư giãn hơn.
- Dành ít phút mỗi ngày để thiền hoặc tập trung vào hơi thở. Phương pháp này giúp làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và mang lại sự bình yên nội tâm.
Vận động thể chất
- Dành 20-30 phút đi bộ hoặc chạy bộ mỗi ngày có thể giúp giải phóng endorphins (hormone hạnh phúc), giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
- Yoga giúp kết nối cơ thể và tâm trí, đồng thời thứ giãn các cơ bắp, làm dịu stress và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.
Tạo thời gian cho bản thân
- Tìm một hoạt động yêu thích giúp bạn thư giãn như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hoặc nấu ăn. Việc làm những điều bạn yêu thích sẽ giúp tâm trạng bạn nhẹ nhõm hơn.
- Nghe nhạc yêu thích hoặc nhạc thư giãn có thể làm giảm mức độ căng thẳng và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Thay đổi thói quen và tạo lập thời gian biểu
- Tạo lập một lịch làm việc hợp lý và có thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm cảm giác quá tải và giúp bạn cảm thấy kiểm soát được công việc của mình.
- Hãy làm việc theo thứ tự ưu tiên, giải quyết các nhiệm vụ quan trọng trước để tránh cảm giác lo lắng khi đối mặt với deadline.
Chia sẻ với người khác
- Việc trò chuyện với người bạn tin tưởng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng. Họ có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, đồng thời chia sẻ gánh nặng tinh thần.
- Nếu stress kéo dài và không thể tự giải quyết, đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia tâm lý.
Ngủ đủ giấc và chế độ ăn lành mạnh
- Giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể và tâm trí phục hồi sau một ngày dài. Hãy đảm bảo ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp duy trì năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi và lo âu. Tránh tiêu thụ quá nhiều caffein hoặc thực phẩm chế biến sẵn.


Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế và Davipharm phối hợp thực hiện