Tin tức

NỖ LỰC GIẢI QUYẾT CÁC MỐI ĐE DỌA SỨC KHỎE DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Admin
30/10/2024

Những năm gần đây biến đổi khí hậu là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà cả sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe mà biến đổi khí hậu mang lại và các nỗ lực xây dựng năng lực để giải quyết các mối đe dọa đó tại An Giang và Cần Thơ.

Các vấn đề về sức khỏe mà biến đổi khí hậu mang lại

Các vấn đề về hệ hô hấp

  • Sự gia tăng ô nhiễm từ các nguồn như giao thông, công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng nồng độ bụi mịn và các chất ô nhiễm khác. Những chất này có thể gây ra và là trầm trọng thêm các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và bệnh tắc nghẽn mãn tính.
  • Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa phấn hoa, làm cho các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cây cối và nấm mốc phát triển mạnh hơn. Điều nà có thể gây ra các triệu chứng dị ứng và làm nặng thêm các bệnh như hen suyễn.
  • Những cộng đồng trong khu vực ô nhiễm cao hoặc gần các nguồn ô nhiễm thường phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe cao. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh nền dễ bị tổn thương hơn.
Biển đổi khí hậu gây nên các bệnh lý về hô hấp

Biển đổi khí hậu gây nên các bệnh lý về hô hấp (nguồn: Freepik)

Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến hệ tim mạch

  • Sự gia tăng nhiệt độ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhiệt độ cao có thể gây stress nhiệt, dẫn đến huyết áp tăng cao, rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu như thiên tai (bão, lũ lụt) có thể gây ra stress tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là những bệnh do vi sinh vật gây ra, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự lây lan và tần suất của các bệnh này qua nhiều cơ chế:

Nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng như muỗi, bọ gậy và chuột. Sự gia tăng số lượng và phân bố của các loại côn trùng này có thể dẫn đến sự gia tăng các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét và virus Zika.

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước và thực phẩm. Nguồn nước ô nhiễm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh như E.coli và Salmonella phát triển, trong khi điều kiện thời tiết xấu có thể làm giảm sản lượng thực phẩm an toàn, dẫn đến suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch yếu.

Thiếu nước sạch và an toàn thực phẩm

  • Biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi trong mô hình khí hậu, dẫn đến khô hạn ở một số khu vực và lũ lụt ở những nơi khác. Khô hạn làm giảm nguồn cung cấp nước, trong khi lũ lụt có thể làm ô nhiễm nguồn nước hiện có. 
  • Bên cạnh đó, sản lượng nông nghiệp bị giảm nghiêm trọng do điều kiện thời tiết bất lợi (nhiệt độ cao, hạn hán, bão lũ) dẫn đến thiếu thực phẩm và giá thực phẩm tăng cao.
  • Việc tăng tần suất và cường độ thời tiết cực đoan  gây khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển thực phẩm an toàn.
Biến đổi khí hậu đe dọa đến nguồn thức ăn sạch và gây ra các bệnh truyền nhiễm

Biến đổi khí hậu đe dọa đến vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ra các bệnh truyền nhiễm (nguồn: Freepik)

Các nỗ lực xây dựng năng lực để giải quyết các mối đe dọa của biến đổi khí hậu tại An Giang và Cần Thơ

Ngày 7/6/2024, tại Cần Thơ, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID)Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), đã khởi động dự án tại Cần Thơ và An Giang để xây dựng năng lực tại địa phương để phát hiện, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến biến đổi khí hậu.

Buổi lễ có sự tham gia của ông Nguyễn Thực Hiện – Phó chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ, bà Aler Grubbs – Giám Đốc USAID Vietnam và bà Ramla Khalidi – Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo các bên nhấn nút khởi động dự án (nguồn: usaid.gov)

Đại diện lãnh đạo các bên nhấn nút khởi động dự án (nguồn: usaid.gov)

“USAID và Việt Nam đang xây dựng mối quan hệ đối tác One Health gần 20 năm của chúng tôi với trọng tâm mới là biến đổi khí hậu”, Aler Grubbs, Giám đốc Phái đoàn USAID/Việt Nam, phát biểu tại sự kiện hôm nay. “Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo dự án One Health của USAID tại Việt Nam tập trung vào mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và các mối đe dọa về bệnh tật. Chúng tôi đang triển khai tại thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hỗ trợ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập và kiên cường ”.

Bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID Việt Nam, phát biểu tại sự kiện (nguồn: usaid.gov)

Bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID Việt Nam, phát biểu tại sự kiện (nguồn: usaid.gov)

Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ cao về sự xuất hiện và tái xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, cũng như các bệnh truyền nhiễm lây lan giữa động vật và con người. Nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng dễ bị tổn thương của đất nước trước biến đổi khí hậu, thể hiện qua những thay đổi về lượng mưa, ngập mặn và sự gia tăng tần suất cũng như cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt.

Những điều này có thể dẫn đến việc gia tăng tiếp xúc giữa động vật hoang dã, gia súc và con người, từ đó làm tăng khả năng lây lan bệnh tật. Đồng thời, lũ lụt cũng gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng y tế địa phương và làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Hành động được triển khai hôm nay là sẽ hợp tác với thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang, nhằm tăng cường ứng phó cho dự án “One Health” liên quan đến biến đổi khí hậu. Sau khi tham vấn với các bên liên quan, mô hình sẽ tập trung vào sức khỏe con người, động vật và môi trường. Các hoạt động bao gồm: nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế để duy trì dịch vụ trong các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, mở rộng chăm sóc sức khỏe từ xa và trang bị cho chính quyền địa phương để ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng do biến đổi khí hậu.

“Hạn hán, xâm nhập mặn và bão nhiệt đới gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến  bùng phát bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do vecto truyền khác, cũng như sự lây lan bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Dự án sẽ hỗ trợ chính quyền, cộng đồng và các đối tác khác tại Cần Thơ và An Giang phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với  các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan đến biến đổi khí hậu, nhận ra rằng sức khỏe con người có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của động vật  và môi trường”, Ramla Khalidi – Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện (nguồn: usaid.gov)

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện (nguồn: usaid.gov)

Hoa Kỳ là đối tác cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm lâu đời và mới nổi, phù hợp với các ưu tiên chung của hai nước theo Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. 

Nguồn tham khảo:

United States, Can Tho, An Giang Launch Effort to Build Provincial Capacities to Address Climate Change-Induced Public Health Threats

Mục lục