USAID TÀI TRỢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Sức khỏe sinh sản là gì? Lợi ích như thế nào? Vấn đề này có đáng quan tâm hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sức khỏe sinh sản là gì?
Theo WHO, sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn cuộc đời.
Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản luôn là vấn đề đáng quan tâm trong việc xây dựng cộng đồng bền vững, không chỉ mang lại lợi ích tức thì mà còn có tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Lợi ích khi chăm sóc sức khỏe sinh sản?
- Thực hiện tốt các biện pháp làm mẹ an toàn, chăm sóc sàng lọc trước sinh và khám thai định kỳ là rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những biện pháp này giúp phát hiện kịp thời dị tật sơ sinh, bệnh tật của mẹ, và xử trí những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
- Điều này còn giúp kế hoạch hóa gia đình hiệu quả, cho phép cá nhân và các cặp đôi có quyền kiểm soát số lượng và khoảng cách sinh con, giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và tử vong mẹ.
- Giúp bố mẹ nắm được các thông tin và dịch vụ liên quan đến phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, giúp giảm thiểu rủi ro với chức năng sinh sản.
- Bên cạnh đó, đảm bảo sức khỏe sinh sản của mẹ cũng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và sau sinh.

Chăm sóc sức khỏe Mẹ và Bé
Vấn đề này có đáng quan tâm hay không?
Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình là một phần quan trọng trong lĩnh vực dân số và phát triển, đồng thời là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu trong thế kỷ 20.
Cơ quan Phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) thúc đẩy và hỗ trợ các chương trình kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản tự nguyện tại 41 quốc gia trên toàn cầu. Gần 923 triệu phụ nữ muốn tránh và trì hoãn việc mang thai, và trên ⅔ phụ nữ đã thực hiện phương pháp tránh thai hiện đại. Tuy nhiên hơn 218 triệu phụ nữ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình.
Khi phụ nữ sinh con trong khoảng thời gian gần nhau, quá sớm hay quá trễ, sức khỏe của mẹ và bé trở nên đáng lo ngại. Việc các cặp vợ chồng hay cá nhân xem xét việc có sinh con hay không, vào thời điểm nào và bao lâu là điều cần thiết đối với việc làm mẹ an toàn, gia đình khỏe mạnh và xây dựng cộng đồng thịnh vượng.
USAID là nhà tài trợ song phương lớn nhất thế giới về kế hoạch hóa gia đình, cam kết hỗ trợ các quốc gia đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản. Đồng thời USAID là đối tác trung tâm trong liên minh Kế hoạch hóa gia đình 2023 nhằm trao quyền cho phụ nữ và bé gái qua đầu tư kế hoạch hóa gia đình và Ouagadougou Partnership, một nỗ lực tương tự tập trung vào thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở Francophone Tây Phi.

USAID là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình tại 41 quốc gia
Khi USAID triển khai chương trình kế hoạch hóa gia đình 1965, có ít hơn 10% phụ nữ ở các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, và trung bình một gia đình có hơn 6 người. Trên 41 quốc gia mà USAID tập trung hỗ trợ, biện pháp tránh thai hiện đại tăng 34.4% và trung bình quy mô một gia đình giảm 3.9%. USAID cũng tập trung vào chấm dứt tảo hôn, bạo lực giới tính và các vấn đề khác.
Tóm lại, sức khỏe sinh sản là một trong những tài sản quý giá nhất của con người. Chính vì vậy, việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe sinh sản trở thành một vấn đề không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện nay.
Trong bối cảnh hiện đại, vấn đề này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền lợi và sự tự quyết của phụ nữ. Khi phụ nữ được trang bị kiến thức và dịch vụ chăm sóc đầy đủ, họ sẽ có khả năng kiểm soát cuộc sống và tương lai của mình tốt hơn.
Hơn thế nữa, đây là một lĩnh vực thiết yếu không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có tác động sâu rộng đến gia đình và xã hội. Việc chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản là nền tảng cho một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
Nguồn tham khảo: