TẠI SAO KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ LẠI QUAN TRỌNG?
Khám sức khỏe định kỳ là quá trình kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của cơ thể theo định kỳ, thường từ 6 tháng đến 1 năm/lần. Hoạt động này bao gồm các xét nghiệm cơ bản, thăm khám lâm sàng và đôi khi có thêm các kiểm tra chuyên sâu tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của từng người.
Mục tiêu của khám sức khỏe định kỳ là phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, đánh giá nguy cơ sức khỏe, đồng thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả.
Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ
Phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn
- Nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu như tiểu đường, cao huyết áp hoặc ung thư.
- Khám định kỳ giúp nhận biết các vấn đề sức khỏe sớm, tăng cơ hội điều trị hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh tật
- Đánh giá nguy cơ và có kế hoạch phòng ngừa các bệnh mãn tính hoặc bệnh lây nhiễm.
- Đưa ra các lời khuyên về chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi lối sống phù hợp.
Tiết kiệm chi phí y tế
- Phát hiện và điều trị bệnh sớm thường ít tốn kém hơn so với chữa trị giai đoạn nặng.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe giúp giảm căng thẳng, lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Duy trì sức khỏe lâu dài
- Hỗ trợ bạn theo dõi các chỉ số sức khỏe qua từng năm, từ đó xây dựng kế hoạch bảo vệ sức khỏe toàn diện và khoa học hơn.
Các đối tượng nên đặc biệt quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ
- Người cao tuổi: dễ mắc các bệnh mãn tính và cần theo dõi thường xuyên
- Người có tiền sử bệnh lý gia đình: có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền như tim mạch, tiểu đường hoặc ung thư.
- Người làm việc trong môi trường căng thẳng, ô nhiễm: nguy cơ mắc bệnh về tâm lý hoặc hô hấp cao hơn.
Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Tần suất khám sức khỏe định kỳ
- Người trưởng thành (dưới 40 tuổi): Khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm là đủ đối với người không có triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý.
- Người trên 40 tuổi: Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần, vì khi tuổi tác tăng, nguy cơ mắc bệnh mãn tính và các vấn đề sức khỏe khác cũng tăng theo.
- Người có bệnh lý nền hoặc có tiền sử bệnh gia đình: Khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể cần khám nhiều lần trong năm tùy tình trạng bệnh.
Những trường hợp cần khám sức khỏe thường xuyên
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi): Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 3-6 tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng ngừa các bệnh tuổi già như tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư.
- Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai: Khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để theo dõi sức khỏe thai kỳ.
- Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao: Những người tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường, hoặc làm việc trong các ngành nghề có rủi ro sức khỏe cao nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nghề nghiệp.
Những hạng mục cần kiểm tra khi khám sức khỏe định kỳ:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra các chỉ số như đường huyết, mỡ máu, chức năng gan thận.
- Huyết áp và tim mạch: Đo huyết áp, điện tim để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch.
- Siêu âm và X-quang: Kiểm tra các cơ quan quan trọng như gan, thận, phổi, bụng.
- Xét nghiệm chuyên sâu (tùy đối tượng): Xét nghiệm ung thư, chụp X-quang phổi, nội soi dạ dày…
Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe hiện tại mà còn là cách đầu tư cho tương lai lâu dài. Hãy chủ động kiểm tra định kỳ để duy trì cơ thể khỏe mạnh và sống chất lượng hơn.


VIÊM DA CƠ ĐỊA NÊN ĂN GÌ ĐỂ GIẢM TRIỆU CHỨNG?
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một bệnh da liễu mãn tính thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng viêm da, khô da và ngứa. Đây là một dạng bệnh chàm (eczema), xuất hiện do sự rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền.
Đặc điểm chính của viêm da cơ địa
- Các triệu chứng phổ biến như: da đỏ, khô, bong tróc gây ngứa dữ dội, có thể gây rách da, chảy máu nếu gãi nhiều. Xuất hiện các mụn nước hoặc sần nhỏ ở các vùng như mặt, tay, chân và nếp gấp da.
- Các vị trí thường gặp như: má, trán, đầu gối, khuỷu tay ở trẻ em và vùng cổ, bàn tay, bàn chân, nếp gấp khuỷu và đầu gối ở người lớn.
- Một vài nguyên nhân gây bệnh như: Di truyền, hệ miễn dịch rối loạn, lớp hàng rào bảo vệ da suy yếu.
- Các yếu tố kích thích bệnh: dị ứng thực phẩm (như hải sản,trứng, sữa), môi trường ô nhiễm, khí hậu khô lạnh, tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa hay stress và thay đổi nội tiết tố.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong cải thiện viêm da cơ địa
- Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm viêm, duy trì độ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, từ đó làm dịu triệu chứng như khô, ngứa, và bong tróc.
- Ăn uống cân đối, tránh thực phẩm gây dị ứng giúp hạn chế các đợt bùng phát và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Nếu tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo xấu, hoặc chất bảo quản có thể làm tăng viêm, suy yếu miễn dịch và khiến triệu chứng nặng hơn.
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp kiểm soát bệnh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người viêm da cơ địa.
Một vài chế độ ăn kiêng cho người viêm da cơ địa
- Chế độ ăn ít dị ứng (Elimination Diet): Loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng) khỏi khẩu phần ăn trong một thời gian. Sau đó, từng nhóm thực phẩm được đưa lại để kiểm tra phản ứng cơ thể. Điều này nhằm xác định và tránh các tác nhân gây bùng phát triệu chứng.
- Chế độ ăn kiêng Fodmap: Là hạn chế thực phẩm chứa nhiều Fodmap (một nhóm carbohydrate dễ lên men gây viêm nhiễm đường ruột). Cần tránh các thực phẩm như hành, tỏi, sữa nhằm giảm viêm từ bên trong và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Chế độ ăn không Gluten: Loại bỏ lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm chứa gluten phù hợp với những người nhạy cảm với gluten, giúp giảm viêm và ngứa.
- Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa: Trái cây và rau củ nhiều màu sắc như cam, việt quất, bông cải xanh, cà chua giúp chống oxy hóa, giúp da phục hồi nhanh và giảm tổn thương.
Những loại thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá trích, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó giúp giảm viêm và làm dịu tình trạng da kích ứng.
- Rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, cải kale, cà chua chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương, kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Các loại trái cây như cam, dâu tây, việt quất, kiwi giàu vitamin C và polyphenol giúp giảm viêm, làm sáng da và ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do.
- Thực phẩm giàu Probiotics trong sữa chua không đường, kim chi, dưa cải muối, súp miso nhằm hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch tự nhiên, giảm nguy cơ và phản ứng dị ứng.
- Thực phẩm giàu vitamin E và kẽm trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt bí đỏ, hàu, thịt bò giúp giữ ẩm da, giảm khô và ngứa, trong khi kẽm thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng cường sức đề kháng của hàng rào bảo vệ da.
- Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa, bơ nhằm cung cấp độ ẩm tự nhiên, bảo vệ da khỏi tình trạng khô ráp và mất nước.



Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế và Davipharm phối hợp thực hiện