TẠI SAO KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ LẠI QUAN TRỌNG?
Khám sức khỏe định kỳ là quá trình kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của cơ thể theo định kỳ, thường từ 6 tháng đến 1 năm/lần. Hoạt động này bao gồm các xét nghiệm cơ bản, thăm khám lâm sàng và đôi khi có thêm các kiểm tra chuyên sâu tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của từng người.
Mục tiêu của khám sức khỏe định kỳ là phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, đánh giá nguy cơ sức khỏe, đồng thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả.
Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ
Phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn
- Nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu như tiểu đường, cao huyết áp hoặc ung thư.
- Khám định kỳ giúp nhận biết các vấn đề sức khỏe sớm, tăng cơ hội điều trị hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh tật
- Đánh giá nguy cơ và có kế hoạch phòng ngừa các bệnh mãn tính hoặc bệnh lây nhiễm.
- Đưa ra các lời khuyên về chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi lối sống phù hợp.
Tiết kiệm chi phí y tế
- Phát hiện và điều trị bệnh sớm thường ít tốn kém hơn so với chữa trị giai đoạn nặng.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe giúp giảm căng thẳng, lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Duy trì sức khỏe lâu dài
- Hỗ trợ bạn theo dõi các chỉ số sức khỏe qua từng năm, từ đó xây dựng kế hoạch bảo vệ sức khỏe toàn diện và khoa học hơn.
Các đối tượng nên đặc biệt quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ
- Người cao tuổi: dễ mắc các bệnh mãn tính và cần theo dõi thường xuyên
- Người có tiền sử bệnh lý gia đình: có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền như tim mạch, tiểu đường hoặc ung thư.
- Người làm việc trong môi trường căng thẳng, ô nhiễm: nguy cơ mắc bệnh về tâm lý hoặc hô hấp cao hơn.
Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Tần suất khám sức khỏe định kỳ
- Người trưởng thành (dưới 40 tuổi): Khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm là đủ đối với người không có triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý.
- Người trên 40 tuổi: Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần, vì khi tuổi tác tăng, nguy cơ mắc bệnh mãn tính và các vấn đề sức khỏe khác cũng tăng theo.
- Người có bệnh lý nền hoặc có tiền sử bệnh gia đình: Khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể cần khám nhiều lần trong năm tùy tình trạng bệnh.
Những trường hợp cần khám sức khỏe thường xuyên
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi): Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 3-6 tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng ngừa các bệnh tuổi già như tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư.
- Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai: Khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để theo dõi sức khỏe thai kỳ.
- Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao: Những người tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường, hoặc làm việc trong các ngành nghề có rủi ro sức khỏe cao nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nghề nghiệp.
Những hạng mục cần kiểm tra khi khám sức khỏe định kỳ:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra các chỉ số như đường huyết, mỡ máu, chức năng gan thận.
- Huyết áp và tim mạch: Đo huyết áp, điện tim để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch.
- Siêu âm và X-quang: Kiểm tra các cơ quan quan trọng như gan, thận, phổi, bụng.
- Xét nghiệm chuyên sâu (tùy đối tượng): Xét nghiệm ung thư, chụp X-quang phổi, nội soi dạ dày…
Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe hiện tại mà còn là cách đầu tư cho tương lai lâu dài. Hãy chủ động kiểm tra định kỳ để duy trì cơ thể khỏe mạnh và sống chất lượng hơn.


CHẠY BỘ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 10 LỢI ÍCH CỦA CHẠY BỘ MỖI NGÀY
Chạy bộ có tác dụng duy trì thể lực, tăng cường sức khỏe cho tim, phổi, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tinh thần và giảm cân hiệu quả. Dưới đây là 10 lợi ích của việc chạy bộ mỗi ngày!
- Kiểm soát cân nặng
Chạy bộ giúp tiêu thụ một lượng lớn calo, đặc biệt là chạy cường độ cao. Việc đốt cháy calo nhiều hơn so với lượng calo nạp vào sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Nó còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, nghĩa là cơ thể vẫn tiếp tục đốt cháy calo ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
- Tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp
Không chỉ giúp giảm cân, chạy bộ còn là một bài thuốc tuyệt vời cho hệ xương khớp. Khi chạy, các cơ bắp và dây chằng liên tục được hoạt động, giúp chúng trở nên dẻo dai và chịu lực tốt hơn. Nhờ đó, khả năng thăng bằng của cơ thể được cải thiện đáng kể, giảm thiểu nguy cơ bị té ngã và các chấn thương khác. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chạy bộ thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Giúp ngủ ngon
Chạy bộ giúp tiêu hao nhiều năng lượng, tạo ra cảm giác mệt tự nhiên. Cảm giác mệt mỏi này giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Việc chạy bộ đều đặn giúp cơ thể thiết lập một nhịp sinh học ổn định. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn sẽ quen với việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, giúp giấc ngủ trở nên sâu hơn và chất lượng hơn.
- Kéo dài tuổi thọ
Người chạy bộ thường xuyên có tuổi thọ trung bình cao hơn 25-30% so với những người ít vận động. Điều này có nghĩa là, việc duy trì thói quen chạy bộ mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
- Thư giãn tinh thần
Chạy bộ giúp giảm sản xuất hormone cortisol – hormone gây căng thẳng, giúp bạn cảm thấy thư thái và bình tĩnh hơn. Nó còn giúp tăng cường sự tập trung vào hơi thở và động tác của cơ thể, giúp bạn tạm thời quên đi những lo âu và phiền muộn trong cuộc sống.
- Giảm nguy cơ ung thư
Chạy bộ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại các tế bào ung thư hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có còn giúp điều hòa hormone, đặc biệt là hormone insulin, có liên quan đến sự phát triển của một số loại ung thư như ung thư vú và ung thư đại tràng.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Chạy bộ thường xuyên kết hợp với chế độ ăn giàu trái cây, đặc biệt các loại quả mọng, là một cách tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể dục giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
- Tốt cho hệ tim mạch
Khi chạy bộ, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ bắp. Điều này giúp tăng cường sức mạnh của tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Chạy bộ thường xuyên giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp.
- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Chạy bộ không chỉ là hoạt động đơn thuần mà còn là một liều thuốc quý giá cho người bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, việc chạy bộ thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 và cải thiện đáng kể sức khỏe của người bệnh.
- Tốt cho não bộ
Chạy bộ giúp tim bơm máu mạnh hơn, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động này còn giúp tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin, giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung.



Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế và Davipharm phối hợp thực hiện