THỰC ĐƠN CÂN BẰNG CHO TRẺ EM GIÚP PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TỐI ƯU
Chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn đến từ chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Một thực đơn cân bằng, giàu dưỡng chất có thể giúp trẻ tối ưu hóa quá trình phát triển xương và đạt được chiều cao lý tưởng. Vậy trẻ cần ăn gì để tăng trưởng tốt nhất? Hãy cùng khám phá những nhóm thực phẩm quan trọng và thực đơn khoa học giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu!
1. Nhóm thực phẩm quan trọng giúp tăng chiều cao
Để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương và cơ thể. Dưới đây là những nhóm thực phẩm quan trọng:
Protein – Xây dựng cơ bắp và phát triển xương
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa mô cơ, đồng thời hỗ trợ sản sinh hormone tăng trưởng. Các nguồn thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phô mai, sữa chua, đậu nành.
Canxi – giúp xương chắc khỏe
Canxi là thành phần chính của xương, giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương sau này. Nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa, cải bó xôi, bông cải xanh, hạnh nhân, cá mòi.
Vitamin D – Hỗ trợ hấp thụ Canxi
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, từ đó hỗ trợ sự phát triển của xương. Nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nấm, sữa tăng cường vitamin D.
Magie và Kẽm – Hỗ trợ phát triển tế bào xương
Magie và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phát triển mô xương, giúp xương dài ra nhanh chóng. Các loại hạt như hạt bí, hạt óc chó, hạt chia, ngũ cốc nguyên hạt, hàu, thịt đỏ là những thực phẩm giàu Magie và kẽm.
Vitamin K và C – Hỗ trợ tổng hợp collagen và phát triển xương
Vitamin K giúp tăng cường sức khỏe xương bằng cách cải thiện mật độ xương, trong khi vitamin C hỗ trợ sản xuất collagen – một thành phần quan trọng trong sụn và xương. Trong Rau xanh (cải xoăn, rau bina), trái cây có múi (cam, bưởi, dâu tây), ớt chuông có hàm lượng vitamin K và C dồi dào có thể cung cấp cho trẻ.
Việc kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm trên trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp phát triển chiều cao tối ưu và một hệ xương vững chắc.
2. Gợi ý thực đơn cân bằng hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ
Bữa sáng:
– 1 ly sữa tươi không đường + bánh mì nguyên cám + trứng ốp la
– Hoặc cháo yến mạch + trái cây tươi
Bữa trưa:
– Cơm trắng + cá hồi sốt chanh + canh rau ngót nấu thịt + trái cây
– Hoặc mì trứng nấu thịt bò + sữa chua
Bữa tối:
– Cơm gạo lứt + thịt gà luộc + rau xào dầu oliu + súp bí đỏ
– Hoặc phở bò + nước cam
Bữa phụ:
– 1 ly sữa + các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt bí)
– Hoặc sinh tố chuối + sữa chua
3. Những lưu ý để trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất
– Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao giúp kích thích hormone tăng trưởng
– Đảm bảo trẻ ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi ngày để xương phát triển tối ưu
– Hạn chế đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas vì có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi


BỆNH ACHONDROPLASIA LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH ACHONDROPLASIA
Achondroplasia là gì?
Achondroplasia là một dạng loạn sản sụn di truyền phổ biến nhất, gây ra tầm vóc thấp lùn không cân đối. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến sự phát triển xương, đặc biệt ở các xương dài của cơ thể. Người mắc bệnh thường có thân mình bình thường nhưng tay, chân ngắn hơn bình thường, trán nhô cao và sống mũi thấp.
Triệu chứng chính của Achondroplasia
Người trưởng thành mắc bệnh này thường cao khoảng 131cm ở nam và 124cm ở nữ. Tay và chân ngắn đặc biệt là phần trên của cánh tay và đùi. Đầu có kích thước lớn không cân đối với cơ thể, trán rộng. Thêm vào đó, họ thường xuyên xuất hiện tình trạng gù lưng hoặc cong lưng dưới và có thể hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh.
Nguyên nhân gây ra Achondroplasia
Achondroplasia được gây ra bởi đột biến gen FGFR3 (fibroblast growth factor receptor 3).
FGFR3 chịu trách nhiệm điều hòa sự tăng trưởng và phát triển của xương. Khi đột biến xảy ra, FGFR3 hoạt động quá mức làm cản trở quá trình hình thành và phát triển của sụn dẫn đến xương dài phát triển chậm hơn bình thường.
Khoảng 80% các trường hợp xảy ra do ngẫu nhiên, không liên quan đến tiền sử gia đình.
Nếu một người mắc Achondroplasia, họ có 50% khả năng truyền gen đột biến cho con cái.
Nguy cơ đột biến tự phát tăng lên khi người cha lớn tuổi (trên 35 tuổi).
Achondroplasia không ảnh hưởng đến trí tuệ hoặc tuổi thọ trong phần lớn các trường hợp, nhưng các biến chứng có thể xảy ra như:
- Hẹp ống tủy sống
- Viêm tai giữa tái phát
- Ngưng thở khi ngủ
- Người mắc bệnh thường cần sự hỗ trợ suốt đời, bao gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu hoặc các biện pháp giảm triệu chứng khác.
Phương pháp phòng ngừa Achondroplasia
Hiện nay, Achondroplasia không thể phòng ngừa hoàn toàn, vì phần lớn các trường hợp (khoảng 80%) xảy ra do đột biến gen tự phát trong quá trình thụ thai, không liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, với các trường hợp di truyền (20%), có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ:
- Tư vấn di truyền trước sinh: nếu trong gia đình có tiền sử mắc Achondroplasia, các cặp đôi nên gặp chuyên gia di truyền học trước khi mang thai. Nên xét nghiệm gen FGFR3 để xác định nguy cơ di truyền cho con.
- Thụ tinh ống nghiệm (IVF) kèm chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD): phương pháp này cho phép kiểm tra gen của phôi trước khi cấy vào tử cung. Phôi mang đột biến FGFR3 sẽ được chọn lọc để giảm nguy cơ con sinh ra mắc Achondroplasia.
- Chăm sóc sức khỏe tiền sản: đối với các bà mẹ mang thai, việc duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và tuân thủ lịch khám thai định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bất thường trong thai kỳ, bao gồm các dấu hiệu liên quan đến Achondroplasia qua siêu âm.
- Mặc dù không thể kiểm soát hoàn toàn đột biến tự phát, một số yếu tố như tuổi cha mẹ cao (đặc biệt là tuổi người cha) có thể làm tăng nguy cơ. Do đó, cân nhắc sinh con khi còn trẻ có thể giảm nguy cơ này.


NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO XƯƠNG KHỚP BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?
Hiện nay bệnh về xương khớp ngày càng phổ biến và người trẻ có xu hướng dễ mắc bệnh xương khớp hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, là nguyên nhân hàng đầu gây giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.
Chăm sóc xương khớp không chỉ là việc của người già cần thực hiện mà cần thực hiện ngay từ khi còn trẻ để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh. Bắt đầu từ việc thay đổi trong cách ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho xương, giúp bổ sung đủ chất để bảo vệ xương luôn khỏe mạnh:
Sữa, phô mai
Sữa, phô mai và sữa chưa giàu canxi và vitamin D, hai yếu tố cần thiết để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, trong khi protein trong sữa hỗ trợ cấu trúc xương và sụn.
Lòng đỏ trứng và nấm
Lòng đỏ trứng và một vài loại nấm như nấm hương có vitamin D tự nhiên và là nguồn vitamin D dễ bổ sung.
Cá béo
Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi) giàu axit béo omega-3 giúp giảm viêm và đau khớp. Đây là nguồn vitamin D tự nhiên, hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, Omega-3 còn có tác dụng bảo vệ sụn và làm giảm thoái hóa khớp.
Rau xanh đậm
Rau xanh đạm (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina) chứa canxi thực vật, magie, và vitamin K cần thiết cho cấu trúc xương. Vitamin K giúp kích hoạt protein osteocalcin, đóng vai trò trong việc hình thành và bảo vệ mật độ xương.
Hạt và các loại đậu
Hạt và các loại đậu như hạt hạnh nhân, hạt chia, đậu nành cung cấp canxi và magie giúp xương chắc khỏe và giảm đau khớp. Trong đậu nành còn chứa isoflavones, một hợp chất tự nhiên có tác dụng giống estrogen hỗ trợ bảo vệ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Thực phẩm chứa collagen
Các món ăn chứa collagen như nước hầm xương hỗ trợ sụn và làm giảm đau nhức khớp, giúp tái tạo và duy trì lớp sụn giữa các khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Trái cây giàu Vitamin C
Trái cây giàu Vitamin C giúp cơ thể sản xuất collagen, duy trì cấu trúc sụn và ngăn ngừa viêm khớp. Đây cũng là chất chống oxy hóa, bảo vệ các khớp khỏi tổn thương.
Nghệ, gừng, tỏi
Thực phẩm chống viêm tự nhiên như nghệ, gừng, tỏi giúp giảm viêm và đau khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Dưa hấu, dưa leo, nước
Thực phẩm bổ sung hydrat hóa như dưa hấu, dưa leo giúp giữ nước và làm dịu các mô sụn. Thêm vào đó, uống đủ nước là yếu tố quan trọng để giữ khớp linh hoạt.



Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế và Davipharm phối hợp thực hiện