Tiêu hóa

ĐAU DẠ DÀY DO TĂNG AXIT

Admin
27/09/2024

Đau dạ dày do tăng axit thường gặp ở người có chế độ ăn có nhiều dầu mỡ và cay. Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng dễ tăng axit dạ dày.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Dạ dày của chúng ta sản xuất axit dạ dày để giúp tiêu hóa. Tuy nhiên, tác dụng ăn mòn của chúng được vô hiệu hóa bằng cách tạo ra bicarbonat tự nhiên và prostaglandin được tiết ra trong niêm mạc. Khi quá trình sản xuất các chất này bị gián đoạn sẽ dẫn đến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra hiện tượng tăng axit dạ dày. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể kích hoạt sự tăng axit dạ dày được liệt kê dưới đây:

Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra phổ biến hơn ở những người:

    • Thừa cân, béo phì do vùng bụng chịu nhiều áp lực
    • Mang thai vì áp lực ổ bụng cao
    • Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động
    • Tiêu thụ quá nhiều trà hoặc cà phê
    • Lối sống ít vận động
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori
    • Đi ngủ ngay sau khi ăn

– Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm

– Tác dụng phụ của thuốc: thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) là dễ gây ra các tác dụng phụ với đường tiêu hóa nhất. Đặc biệt, thuốc sẽ có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn khi bạn uống trong lúc bụng đói.

– Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Lo âu và căng thẳng có thể gây ra đau dạ dày

Lo âu và căng thẳng có thể gây ra đau dạ dày

Triệu chứng của đau dạ dày

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến mà bạn có thể gặp phải được liệt kê dưới đây:

  • Rát bỏng trong dạ dày
  • Rát bỏng trong cổ họng
  • Cảm giác nóng rát ở ngực
  • Bồn chồn
  • Ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Ợ chua
  • Ăn không tiêu
  • Táo bón
  • Ho không đáp ứng với điều trị
  • Triệu chứng hen suyễn

Biến chứng

Nếu không quan tâm đúng mức đến sự tăng axit dạ dày và không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng như loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm tá tràng, hội chứng ruột kích thích và vết hẹp dạ dày.

ĐAU DẠ DÀY DO TĂNG AXIT

Tăng axit trong dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng như GERD, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…

Điều trị

Thông thường, sự tăng axit dạ dày được chữa trị với sự trợ giúp của thuốc kháng axit (thường là các thuốc không kê đơn) như thuốc có chứa các hợp chất chứa nhôm (Aluminium phosphat), magie, hoặc canxi. Những thuốc kháng axit này trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó giúp giảm triệu chứng.

Nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị GERD và các triệu chứng của nó: 

  • Thuốc kháng axit: Thường là những thuốc không cần kê đơn. Những loại thuốc này trung hòa axit dạ dày và giúp giảm đau nhanh nhưng nhẹ. Việc lạm dụng thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy, táo bón và các vấn đề về thận. 
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Mặc dù làm giảm sản xuất axit, thuốc ức chế thụ thể H2 không hoạt động nhanh như thuốc kháng axit nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn. Những loại thuốc này có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày trong tối đa 12 giờ. 
  • Thuốc ức chế bơm proton: Còn được gọi là PPI, tác dụng ức chế hiệu quả axit dạ dày và giúp chữa lành thực quản của bạn. 

Nếu bạn sử dụng thuốc không kê đơn nhưng các triệu chứng không được cải thiện nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc PPI theo toa. Đối với hầu hết tất cả các rối loạn liên quan đến axit nói trên, phương pháp điều trị vẫn giống nhau, bao gồm điều chỉnh lối sống, thuốc kháng axit. Nếu nhiễm H. pylori là nguyên nhân gây bệnh, thuốc kháng sinh được thêm vào phác đồ điều trị.

Thuốc kháng axit như aluminium phosphat thường được sử dụng để trung hòa axit dạ dày

Thuốc kháng axit như aluminium phosphat thường được sử dụng để trung hòa axit dạ dày

Phòng ngừa

Tăng axit dạ dày có thể được ngăn chặn bằng các phương pháp sau:

  1. Không ăn cay
  2. Ăn nhiều trái cây và rau quả
  3. Ăn nhiều bữa nhỏ, đều đặn
  4. Ăn bữa tối cách ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ
  5. Tránh các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và steroid
  6. Giảm căng thẳng
  7. Nên tránh đồ uống có ga
  8. Không nên tập thể dục ngay sau khi ăn vì có thể khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản
  9. Các loại thực phẩm như bạc hà, tỏi, hành tây, cà chua, cà phê và trà nên tránh càng nhiều càng tốt vì chúng có thể gây trào ngược axit.

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tham khảo

Dr. Santosh Palve – Bác sĩ Tiêu hóa, trang thehealthsite.com

Mục lục