Tiêu hóa

KHÔNG LO ĐẦY HƠI, VUI CHƠI MÙA TIỆC

Admin
27/09/2024

Cuối năm là thời điểm của nhiều lễ Tết như Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán. Việc ăn uống, tiệc tùng liên tục trong những ngày này khiến bạn dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do nạp quá nhiều đạm và các đồ chiên rán, rượu bia, nước uống có ga. 

Đầy hơi, chướng bụng là gì?

Chứng đầy hơi, chướng bụng do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều, trong một số trường hợp bụng sẽ căng lên. Người bị đầy hơi, chướng bụng thường xuyên xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, bụng chướng, ậm ạch khó chịu, một số người xuất hiện tình trạng táo bón. Cảm giác càng khó chịu khi xuất hiện chứng đau thắt ngực, triệu chứng trên càng nổi bật ngay sau khi ăn.

Đầy hơi, chướng bụng gây khó chịu cho người bệnh

Đầy hơi, chướng bụng gây khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng

Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân của chứng bệnh này bắt nguồn từ những thói quen không tốt như:

  • Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga…)
  • Ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi…

Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… làm lợi khuẩn đường ruột suy giảm trầm trọng, hại khuẩn phát triển mạnh, chính hại khuẩn sinh ra nhiều các khí hư gây ra đầy hơi, chướng bụng.

Làm thế nào giảm đầy bụng, khó tiêu?

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, để giúp tống độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Ăn trái cây và rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể và có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Ưu tiên một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê… sau những bữa ăn nhiều đạm.

Ăn uống “từ tốn”

Hạn chế nói chuyện khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác).

Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày.

KHÔNG LO ĐẦY HƠI, VUI CHƠI MÙA TIỆC

Bổ sung chất xơ giúp hạn chế đầy bụng, khó tiêu

Tránh những chất kích thích

Uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axit trong bụng, dẫn đến trào ngược axit và ợ nóng. Vậy nên cần tránh xa đồ uống có cồn và thuốc lá.

Có chế độ thư giãn, rèn luyện sức khỏe hợp lý

Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.

Có thể dùng tay xoa bóp, mát-xa vùng bụng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.

Thuốc hỗ trợ 

Nếu muốn dùng thuốc với hiệu quả nhanh tức thời bạn có thể dùng loại thuốc chữa trị các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu chứa Dimethicon + Guaiazulen, thường gặp trong các chế phẩm: Gebhart, Pepsan, Pepsia…, giúp cải thiện các biểu hiện đường tiêu hoá như đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị, đồng thời thuốc còn có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Liều lượng và cách uống bạn nên hỏi bác sĩ/ dược sĩ để được hướng dẫn.

Ăn uống dịp tết thế nào để tránh đầy hơi, chướng bụng không còn là nỗi ám ảnh của mọi người nữa. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Nguồn tham khảo

Sở Y Tế TP. Hà Nội

Mục lục