LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI – NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Không chỉ riêng ở nữ giới, loãng xương ở nam giới là tình trạng khá phổ biến. Bệnh lý này có diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào nhận biết sớm nào và để lại những hậu quả nặng nề sau khi xảy ra, thì nam giới cần tìm hiểu và trang bị kiến thức để phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt.
Tổng quan về loãng xương ở nam giới
Loãng xương là tình trạng xương mềm, yếu và trở nên dễ gãy. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới, lên đến 70-80%. Nguyên nhân do nam giới có mật độ xương cao hơn và tỷ lệ mất xương thường rơi vào độ tuổi trên 70.
Mặc dù tỷ lệ nam giới bị loãng xương thấp hơn nữ giới nhưng các báo cáo y khoa đã chỉ ra tỷ lệ tử vong ở nam giới sau khi bị gãy xương vùng hông lên đến 30%, cao hơn ở nữ giới với 12%. Loãng xương ở nam giới thường tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi có biến chứng gãy xương.

Loãng xương ở nam giới thường tiến triển âm thầm cho đến khi có biến chứng gãy xương – Nguồn: Freepik
Dấu hiệu loãng xương ở nam giới
Loãng xương ở nam giới thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng:
- Đau mỏi: thường gặp ở cột sống, xương cẳng chân, đau cơ bắp, hay bị chuột rút, đau có thể lan theo khoanh liên sườn. Cơn đau cũng xảy ra khi người bệnh ngồi quá lâu hoặc đổi tư thế
- Chiều cao của người bệnh giảm dần theo thời gian và lưng có xu hướng còng xuống
- Thường bị gãy xương mà không phải do chấn thương
Dưới đây là các yếu tố chính tác động gây loãng xương:
- Tuổi cao
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người từng mắc loãng xương thì nguy cơ các thành viên khác cũng dễ mắc bệnh
- Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người không hút
- Uống bia rượu, đồ uống có cồn: làm giảm quá trình tái tạo xương của cơ thể và cản trở hấp thu canxi
- Chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi cũng làm chậm quá trình tái tạo xương. Nam giới dưới 65 tuổi cần hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày
- Ít vận động: những người có thói quen ít vận động thường có nguy cơ bị loãng xương cao
- Mắc các bệnh lý nền: một số bệnh lý có thể ảnh hưởng quá trình hấp thụ canxi như đái tháo đường, bệnh thận và bệnh phổi mãn tính,…

Tuối tác, hút thuốc lá, rượu bia là những nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới – Nguồn: Freep
Phương pháp điều trị và phòng ngừa loãng xương ở nam giới hiệu quả
Mục tiêu điều trị loãng xương:
- Bảo vệ khối lượng xương
- Ngăn ngừa gãy xương
- Giảm đau
- Duy trì chức năng của xương
Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
- Thực hiện các hoạt động hằng ngày vừa sức, tránh mang vác quá nặng hoặc sai tư thế
- Bổ sung canxi và vitamin D bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc tùy tình trạng, khuyến cáo từ 600 đến 800 đơn vị/ ngày, bệnh nhân bị thiếu vitamin D có thể cần sử dụng liều cao hơn.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Điều trị bằng thuốc
- Nhóm thuốc bisphosphonat (alendronat, risedronat, zoledronic acid, ibandronat) là lựa chọn đầu tay trong điều trị loãng xương. Bằng cách ức chế sự hủy xương, bisphosphonat giúp duy trì khối lượng xương và làm giảm tỷ lệ gãy xương cột sống, xương đùi lên đến 50%.
- Calcitonin: được sản xuất từ một loại hormone tuyến giáp và được chấp thuận để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và những người không thể dùng hoặc không dung nạp được các loại thuốc điều trị loãng xương khác.
- Denosumab: là một loại kháng thể đơn dòng chống lại RANKL (chất hoạt hóa thụ thể kappa-B), làm giảm hủy xương do tế bào hủy xương. Denosumab có thể hữu ích cho các bệnh nhân không dung nạp hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, hoặc ở bệnh nhân suy thận.
- Romosozumab: là chất ức chế sclerostin, ngăn chặn tác động của protein, giúp cơ thể tăng cường hình thành xương mới cũng như làm chậm quá trình mất xương.
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc tham gia các chương trình tầm soát sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh loãng xương.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tham gia tầm soát định kì để phát hiện sớm – Nguồn: Freepik
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
SM/ARTI/120/0624
Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.