Tâm thần - Thần kinh

MẠNG XÃ HỘI: CÔNG CỤ KẾT NỐI HAY NGUYÊN NHÂN GÂY CÔ ĐƠN?

Admin
11/03/2025

Mạng xã hội ra đời với mục đích giúp con người kết nối với nhau trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực, trong đó trầm cảm nổi lên như một hệ quả đáng lo ngại của việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Nguyên nhân tại sao có mối liên hệ này và làm thế nào để kiểm soát?

Mạng xã hội có liên quan đến bệnh lý trầm cảm?

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và sức khỏe tinh thần, đặc biệt là khi sử dụng quá mức. Đối với một số người, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok và Instagram có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tâm thần nhất định, bao gồm cả trầm cảm.

MẠNG XÃ HỘI: CÔNG CỤ KẾT NỐI HAY NGUYÊN NHÂN GÂY CÔ ĐƠN?

Sử dụng mạng xã hội quá mức có liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm

Áp lực về sự “hoàn hảo ảo” và tác động đến sức khỏe tinh thần

Trên mạng xã hội, hình ảnh về cuộc sống “hoàn hảo” dường như xuất hiện khắp nơi: những bữa ăn đẹp mắt, kỳ nghỉ xa hoa, thành tựu cá nhân ấn tượng. Mặc dù những hình ảnh này có thể là nguồn cảm hứng, chúng cũng dễ gây áp lực, khiến người dùng tự so sánh và cảm thấy bản thân mình chưa “đạt chuẩn”. Điều này khiến người dùng mạng xã hội có xu hướng đăng tải những bài đăng tạo ra sự chênh lệch lớn giữa “cuộc sống thật” và “cuộc sống ảo”.

Sự khác biệt giữa thực tế và hình ảnh lý tưởng trên mạng xã hội có thể dẫn đến áp lực về sự “hoàn hảo ảo” cho người dùng, tâm lý tự ti, lo lắng hoặc không hài lòng với cuộc sống thật có thể xuất hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, giới trẻ và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do khả năng kiểm soát cảm xúc còn hạn chế.

Mạng xã hội làm trầm trọng thêm sự cô đơn

Việc kết nối con người thông qua hành động thả các biểu tượng cảm xúc trên các bài đăng mạng xã hội cũng là mối nguy hại tiềm ẩn. Cảm xúc được kích hoạt bởi một nút “thích” trên bài đăng mạng xã hội có thể tạm thời làm giảm cảm giác cô đơn, nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn việc giao lưu, tương tác thực tế với những người xung quanh. 

Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ như chúng ta đang “kết nối” với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, nhưng mối quan hệ qua màn hình lại thiếu đi sự gần gũi và chân thành mà giao tiếp trực tiếp mang lại. Các nghiên cứu cho thấy, việc lướt mạng xã hội quá nhiều có thể làm tăng cảm giác cô đơn và tách biệt. Thay vì kết nối thực sự, nhiều người bị cuốn vào vòng xoáy lướt màn hình mà không có sự tương tác chân thành nào. 

Điều trị trầm cảm và cách sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức

– Sử dụng mạng xã hội có ý thức: Xây dựng thói quen lành mạnh trên mạng xã hội như giới hạn thời gian sử dụng, không so sánh bản thân với người khác, và duy trì tương tác thực tế với những người xung quanh là những điều cần thiết để tránh những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần. 

– Tìm kiếm sự giúp đỡ: Khi phát hiện các biểu hiện như cảm thấy cô cơn, buồn bã, mệt mỏi, khó tập trung hay dễ cáu gắt, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế là rất quan trọng để chẩn đoán đúng xem đó có phải là trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm là bệnh lý có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được can thiệp kịp thời.

Phương pháp điều trị trầm cảm:

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh lý trầm cảm, cần có sự giúp đỡ của cả người nhà bệnh nhân cũng như sự hỗ trợ y tế chuyên sâu từ chuyên gia y tế. Một số biện pháp điều trị trầm cảm được khuyến cáo hiện nay bao gồm:

Liệu pháp tâm lý với chuyên gia y tế

Các liệu pháp điều trị tâm lý với chuyên gia y tế giúp người bệnh thay đổi nhận thức tiêu cực và tạo thói quen lành mạnh trong suy nghĩ.

Điều trị bằng thuốc

Một số nhóm thuốc điều trị trầm cảm được khuyến cáo bao gồm: 

  • Nhóm thuốc SSRIs: paroxetin (Parokey), citalopram (Wazer), escitalopram (Diouf), fluoxetin (Nilkey), sertralin
  • Nhóm thuốc SNRIs: venlafaxin (Lafaxor), duloxetin, desvenlafaxin
  • Nhóm thuốc TCAs: amitriptylin, nortriptylin, imipramin, clomipramin
  • Nhóm thuốc MAOIs: phenelzin, tranylcypromin, isocarboxazid
  • Nhóm thuốc NaSSAs: mirtazapin (Jewell)
Sử dụng mạng xã hội quá mức có liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm

Sử dụng mạng xã hội quá mức có liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về mối liên hệ giữa mạng xã hội và bệnh lý trầm cảm, cũng như các biện pháp điều trị tâm lý và điều trị bằng thuốc cho bệnh lý trầm cảm. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và cách áp dụng các biện pháp phù hợp. 

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

[SM/ARTI/139/1124]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

UNICEF (n.d.). Is social media bad for teens’ mental health? [online] Available at: https://www.unicef.org/vietnam/stories/social-media-bad-teens-mental-health [Accessed 14 Jan. 2025].

Mục lục