Dị ứng

MÀY ĐAY: NGUYÊN NHÂN GÂY NGỨA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐƠN GIẢN

Admin
18/12/2024

Mày đay (mề đay) là tình trạng da gây ngứa và phát ban, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây mày đay, các triệu chứng phổ biến và phương pháp điều trị hiệu quả để giảm nhẹ tình trạng này.

Mày đay là gì?

Mày đay là tình trạng da phát ban, biểu hiện đặc trưng với các nốt sần và ngứa. Mày đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến, với khoảng 10% – 20% dân số thế giới mắc bệnh. 

Phân loại mày đay

Mày đay thông thường:

  • Dạng cấp tính: thường kéo dài dưới 6 tuần và có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như thực phẩm gây dị ứng, sử dụng thuốc, nhiễm trùng hoặc thay đổi nội tiết.
  • Dạng mạn tính: kéo dài trên 6 tuần và hiếm khi xác định được nguyên nhân cụ thể.

Mày đay vật lý:

  • Do kích thích cơ học: bao gồm chứng da vẽ nổi, mày đay muộn do áp lực và do rung.
  • Do thay đổi nhiệt độ: bao gồm mày đay cholinergique, mày đay do tiếp xúc nhiệt tại chỗ và do lạnh.
  • Do ánh nắng mặt trời.

Các dạng mày đay khác:

  • Mày đay tiếp xúc.
  • Viêm mạch mày đay.
Mày đay là tình trạng da phát ban, thường xuất hiện ở 20% dân số – Nguồn: Freepik

Mày đay là tình trạng da phát ban, thường xuất hiện ở 20% dân số – Nguồn: Freepik

Nguyên nhân

Nổi mề đay xảy ra khi cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng (thực phẩm, hóa chất tắm gội, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú, bụi trong nhà…). Lúc này, cơ thể giải phóng một loại protein gọi là histamine và các chất trung gian khiến các mạch máu nhỏ giãn nỡ và dịch từ mạch máu sẽ thoát ra gây tích tụ trong da (còn gọi là phù mạch); gây viêm (nóng, sốt) và phát ban đỏ. 

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà những tác nhân gây mề đay cũng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mề đay thường gặp:

  • Thuốc kháng sinh (aspirin, ibuprofen), thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau (codein),…
  • Thực phẩm (cà chua, trứng, sữa tươi…), phụ gia thực phẩm, chất bảo quản
  • Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun chó mèo, sán…), nấm mốc
  • Lông động vật (chó, mèo…), bụi mạt nhà, phấn hoa
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mày đay do thay đổi nhiệt độ 
  • Mỹ phẩm
Nổi mề đay đến từ nhiều nguyên nhân do thuốc, thực phẩm, lông động vật,... – Nguồn: Internet

Nổi mề đay đến từ nhiều nguyên nhân do thuốc, thực phẩm, lông động vật,… – Nguồn: Internet

Đặc điểm của mày đay

  • Biểu hiện là các đám sần phù mềm, hơi nổi gồ trên mặt da và thường gây ngứa nhiều. Xung quanh tổn thương có quầng đỏ và ở giữa có màu hồng nhạt. 
  • Hình thái và kích thước đa dạng, đường kính có thể thay đổi từ một vài mm đến hàng chục cm tuỳ theo nguyên nhân, có thể hình tròn, hình vòng cung hoặc dạng mảng như bản đồ. 
  • Mày đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, có xu hướng thay đổi hình thái và kích thước rất nhanh. Tổn thương đơn lẻ thường xuất hiện và biến mất trong vòng một vài giờ và ít khi tồn tại quá 8 giờ, chúng có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
  • Mề đay thường xuất hiện về sáng sớm và chiều tối, giảm dần vào buổi sáng và buổi trưa.

Điều trị mày đay mạn tính

Một số loại thuốc thường được dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: cetirizin, fexofenadin, chlorpheniramin,…
  • Glucocorticoid: prednisolon, prednison, methylprednisolon,… Chỉ nên dùng glucocorticoid với liều thấp nhất có hiệu quả, ngắn ngày  để hạn chế tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng leukotrien: montelukast có thể có ích cho bệnh nhân bị mề đay cấp tính do aspirin hoặc các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) khác.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: cyclosporin và methotrexat có thể được dùng trong điều trị mề đay mạn tính tự miễn. 
  • Thuốc kháng kháng thể IgE: omalizumab điều trị bệnh mề đay mạn tính tự phát ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Điều trị bằng phương pháp miễn dịch: trong trường hợp nặng, kháng trị, bác sĩ có thể xem xét sử dụng ức chế miễn dịch, thay huyết tương hoặc truyền immunoglobuline tĩnh mạch.

Điều trị mề đay bằng thuốc và phương pháp miễn dịch trong trường hợp nặng – Nguồn: Freepik

Điều trị mề đay bằng thuốc và phương pháp miễn dịch trong trường hợp nặng – Nguồn: Freepik

Phương pháp phòng ngừa

  • Xác định và tránh xa những nguyên nhân gây ra mề đay.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng.
  • Nên tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, dâu tây, cà chua, sô cô la và các chất kích thích như trà, rượu, cà phê,…
  • Chăm sóc da: hạn chế gãi hoặc chà xát làm tổn thương da.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo bằng vải thoáng khí.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về bệnh lý MÀY ĐAY, cũng như các lưu ý quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm  

[SM/ARTI/142/1224]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

Deacock, S. (2008). An approach to the patient with urticaria. Clinical and Experimental Immunology, 153(2), 151–161. 

Mục lục