Cơ xương khớp

VIÊM ĐA KHỚP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ĐIỀU TRỊ

Admin
14/10/2024

Viêm đa khớp là bệnh mãn tính, là tình trạng một hay nhiều khớp sưng đau, có thể đối xứng với nhau, với một số biểu hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột như sưng, nóng và đau

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh về xương khớp, là tình trạng viêm ảnh hưởng đến nhiều khớp (trên 4 khớp) gây đau, cứng, sưng và khiến khớp khó cử động

Nguyên nhân

Viêm đa khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính. Có một vài nguyên nhân chính gây ra bệnh mà ta phải kể đến như sau:

  • Viêm khớp không đối xứng: Bệnh gout, viêm khớp do vảy nến.
  • Viêm khớp đối xứng: Các loại viêm tự phát, viêm khớp dạng thấp kinh niên, viêm khớp Juvenile, phản ứng thuốc hay bệnh Lupus.
  • Nhiễm trùng do virut: Parvovirus, virus viêm gan, quai bị, virus Ross River (bệnh do muỗi gây ra), bệnh sởi và HIV.
  • Bệnh chuyển hóa: như suy gan và suy thận.
  • Thoái hóa cấu trúc: như thoái hóa khớp.
  • Trường hợp nhiễm trùng: bệnh Lyme, bệnh lao, bệnh Well và bệnh Whipple.
VIÊM ĐA KHỚP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ĐIỀU TRỊ

Viêm đa khớp là căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến nhiều khớp

Triệu chứng viêm đa khớp

Bệnh có thể phát triển qua nhiều tháng hoặc khởi phát đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau
  • Cứng khớp
  • Sưng hoặc đỏ ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Phát ban
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Thân nhiệt cao ( trên 380 C)
  • Đổ mồ hôi

Yếu tố nguy cơ gây viêm đa khớp

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổiYếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Lối sống

  • Hút thuốc
  • Sử dụng nhiều thức uống có cồn (bia, rượu)
  • Các thức uống chứa caffein (cà phê).
  • Cha, mẹ hút thuốc ảnh hướng đến khả năng mắc bệnh trong tương lai của con.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi
  • Giới tính: nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Di truyền

Biến chứng

Nếu viêm đa khớp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt, các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Phổi: khó thở và ho mãn tính.
  • Mắt: Khô mắt hoặc viêm lòng trắng mắt.
  • Da: Phát ban
  • Tim: Có thể dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Điều trị viêm đa khớp như thế nào?

Thay đổi lối sống

– Nên duy trì cân nặng ở mức lý tưởng

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Tránh luyện tập trong thời gian kéo dài sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp

– Tránh giữ cơ thể ở một vị trí quá lâu hoặc các hoạt động làm tăng gánh nặng cho khớp

– Nên ăn với một chế độ lành mạnh với đầy đủ các loại trái cây, hoa quả chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

– Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm

​Tăng cường hoạt động thể chất để giảm nguy cơ viêm đa khớp (Nguồn: Freepik)

​Tăng cường hoạt động thể chất để giảm nguy cơ viêm đa khớp (Nguồn: Freepik)

Điều trị dùng thuốc

– Thuốc giảm đau: Các thuốc không cần kê toa như Paracetamol, Aspirin.

Methotrexate làm ngưng hay giảm tình trạng viêm ở khớp bằng cách thay đổi cơ chế phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

– Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) : Thuốc Etoricoxib, Piroxicam, Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac, giúp giảm đau và cứng khớp.

– Steroid : Tiêm Seroid có thể làm giảm viêm và giúp kiểm soát cơn đau. Steroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài.

Bạn nên lưu ý là những thông tin dùng thuốc ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, thuốc được chỉ định theo đơn của bác sĩ điều trị nhé!

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Mục lục