BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi do các tác nhân gây dị ứng từ môi trường như phấn hoa, bụi mạt, hay lông động vật gây ra. Việc hiểu rõ các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa; lông động vật; côn trùng như sâu, bướm; không khí lạnh; bụi mạt nhà;… Viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể được điều trị và kiểm soát tốt nếu người bệnh nắm được những thông tin về triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các tác nhân từ môi trường – Nguồn: Freepik
Phân loại viêm mũi dị ứng
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): bất cứ khi nào gặp phải các tác nhân gây dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên là các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh một loại chất hóa học tự nhiên gọi là histamin – giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập nhưng đồng thời cũng gây phản ứng quá mức, dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng.
Yếu tố nguy cơ
- Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng.
- Người có cơ địa dị ứng.
- Người bị hen suyễn, viêm da cơ địa.
- Tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên hay chất gây dị ứng: mạt bụi nhà, lông chó mèo, nấm mốc, phấn hoa…
- Tinh thần căng thẳng, stress.
- Yếu tố nội tiết (thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh).
- Ô nhiễm môi trường.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng – Nguồn: Freepik
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
- Hắt hơi liên tục.
- Sổ mũi.
- Ho và nghẹt mũi.
- Trẻ nhỏ không hay xì mũi mà thay vào đó trẻ thường khịt mũi, sụt sịt, ho, hắng giọng.
- Chảy nước mắt, ngứa mắt hoặc xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt.
- Nếu tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: nếp nhăn ngang ở mũi do ngứa mũi phải dùng tay cọ xát nhiều, vòm miệng cong cao và sai khớp cắn do thở bằng miệng nhiều…
Tác động của viêm mũi dị ứng đối với sức khỏe
- Viêm mũi dị ứng gây ngạt mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút, mệt mỏi, lo âu, ảnh hưởng đến kết quả công việc,…
- Có thể dẫn tới các biến chứng như: hen suyễn, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa,…
- Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên như rối loạn tăng động giảm chú ý, mất tập trung, kết quả học tập kém,…
Điều trị
- Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng histamine: loratadin, certizin, fexofenadin,… giúp giảm triệu chứng hắt hơi và ngứa mũi.
- Thuốc xịt mũi chưa corticosteroid: flucatison, budesonid giúp giảm viêm mũi.
- Corticosteroid dạng xịt mũi: dùng ngắn hạn để giảm nghẹt mũi nhưng không nên sử dụng quá 3 ngày liên tục.
- Đối với viêm mũi theo mùa hoặc nghiêm trọng dai dẳng khó trị, đôi khi cần giải mẫn cảm.
- Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà: Ngoài những phương pháp điều trị vừa nêu trên, bệnh nhân có thể áp dụng những cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà thông qua sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Nước muối sinh lý có thể được sử dụng đơn lẻ với các triệu chứng nhẹ hoặc được dùng trước khi sử dụng các thuốc xịt khác để làm sạch niêm mạc mũi.

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng mẹo điều trị viêm mũi di ứng tại nhà – Nguồn: Freepik
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
- Tăng cường miễn dịch: là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, lau chùi sạch sẽ những vị trí dễ bám bụi, có thể sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí trong gia đình,…
- Giặt vỏ chăn, ga, gối và các đồ bằng vải trong nhà mỗi 1 – 2 lần/tuần.
- Hạn chế tình trạng stress.
- Tránh và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở xoang mũi và vùng răng miệng, vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về bệnh lý VIÊM MŨI DỊ ỨNG, cũng như các lưu ý quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
[SM/ARTI/141/1224]
Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Tài liệu tham khảo
Moore, K. (2019, March 8). Allergic rhinitis. Healthline. https://www.healthline.com/health/allergic-rhinitis