VIÊM MŨI DỊ ỨNG: NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT, CÁCH ĐIỀU TRỊ
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa mà bất kỳ ai cũng dễ mắc phải. Các triệu chứng của bệnh lý này mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong công việc và sinh hoạt với người bệnh.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm do tiếp xúc với các yếu tố từ bên ngoài như: thay đổi thời tiết, phấn hoa, lông động vật, ô nhiễm khói bụi.
Khi khám bệnh, niêm mạc mũi của những người bị viêm mũi dị ứng có màu tím nhạt, sũng nước thay vì niêm mạc hồng như người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, niêm mạc này có thể bị thoái hóa, tạo nên những khối polyp do tình trạng viêm lâu ngày.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do tiếp xúc với phấn hoa, ô nhiễm, thay đổi thời tiết
Phân loại
Viêm mũi dị ứng theo mùa: thường xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm, thường là thời điểm giao mùa và đầu mùa xuân. Thời điểm với nhiều yếu tố bên ngoài như mưa phùn, ẩm ướt và cũng là thời điểm phát tán phấn hoa
Viêm mũi dị ứng quanh năm: có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nguyên nhân đến từ việc dị ứng với thời tiết, khói bụi, nấm mốc,…
Biển hiện của viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng điểm hình bao gồm:
- Ban đầu, người bệnh cảm thấy ngứa mũi, cay mũi, hắt hơi liên tục vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
- Đỏ mắt, cay mắt và chảy nhiều nước mắt
- Sổ mũi, chảy nước mũi trong, lỏng, đặc biệt chảy nhiều mũi sau khi hắt hơi
- Một số trường hợp còn cảm thấy hơi ngứa họng, nóng rát vùng họng.
- Ngạt mũi.
Các triệu chứng thường không đe dọa đến sức khỏe của người bệnh và thường kéo dài từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường gây khó chịu cho người bệnh, làm chậm tiến độ công việc, mất tập trung.
Các yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi. Nếu sang giai đoạn mãn tính có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, nhức đầu, ù tai,…

Các triệu chứng viêm mũi thường kéo dài khoảng 1 tuần gây khó chịu cho người bệnh
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng
- Do thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều.
- Do người bệnh thường xuyên sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Do bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi vải,…
- Do dị ứng với mùi nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm,…
- Do dị ứng với các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,…
Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm lạnh
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thường bị nhầm lẫn với nhau nếu không có chẩn đoán từ bác sĩ. Tuy nhiên, dưới đây là một số đặc điểm giúp người bệnh có thể tự phân biệt tại nhà:
Viêm mũi dị ứng | Cảm lạnh / Cảm cúm | |
Triệu chứng chung |
| |
Triệu chứng phân biệt |
|
|
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài liên tục mà không rõ nguyên nhân hoặc điều trị không dứt, bạn nên đến khám và tư vấn với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi thông thường | |
Tiền sử | Liên quan đến dị ứng | Viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc lây qua đường hô hấp |
Nguyên nhân | Do phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất,… | Do nhiễm khuẩn hoặc mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. |
Triệu chứng | Xuất hiện nhanh và đột ngột như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và ngứa mũi | Không xuất hiện các triệu chứng đột ngột nhưng lại nghẹt mũi nhiều, mệt mỏi và sốt. |
Xét nghiệm | Xét nghiệm tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể | Tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) rất ít |
Chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng: các bác sĩ chủ yếu dựa trên:
- Hỏi bệnh sử
- Tiền sử dị ứng trong gia đình
- Thăm khám
Lưu ý: Mọi bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần được tầm soát bệnh hen
Xét nghiệm dị ứng (test lẩy da, xét nghiệm máu) có thể được chỉ định khi:
- Chẩn đoán không rõ ràng
- Bệnh không kiểm soát được với thuốc điều trị ban đầu
- Các triệu chứng dai dẳng hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
- Điều trị miễn dịch đặc hiệu
Điều trị viêm mũi dị ứng
Nguyên tắc quan trọng để điều trị bệnh là: Cần tránh hoặc loại bỏ tác nhân gây dị ứng từ môi trường xung quanh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ và tần suất xảy ra các triệu chứng, các loại thuốc có thể được dùng một mình hay phối hợp với nhau. Lưu ý, cần tham khảo và tư vấn cùng bác sĩ, dược sĩ để có thuốc điều trị phù hợp.
- Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc uống (nên lựa chọn loại không gây buồn ngủ): hiệu quả trong điều trị triệu chứng như levocetirizin (Vezyx), fexofenadine (Xonatrix – Forte), ebastin (Wolske), loratadin, , astemizol
- Thuốc chống sung huyết mũi, giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi như pseudoephedrin hoặc phenylpropanolamine. Lưu ý: Chống chỉ định ở trẻ nhỏ và chỉ dùng tối đa 5 ngày để tránh hiện tượng lờn thuốc.
- Corticoid xịt mũi: Là biện pháp điều trị hiệu quả nhất để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng, có thể sử dụng dài ngày ở người lớn và trẻ em. Cần lưu ý xịt thuốc đúng cách, thuốc có hiệu quả sau 3 ngày và dùng để điều trị triệu chứng nặng dai dẳng.
- Thuốc kháng leukotrien là dạng thuốc uống, dễ sử dụng, nhất là ở trẻ em, giảm tác dụng phụ của corticoid; như montelukast (Givet-4), zafirlukast…

Có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp các loại thuốc với nhau để điều trị viêm mũi dị ứng
Phẫu thuật
Với trường hợp bị viêm mũi dị ứng mãn tính, gây biến chứng thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc người bệnh bị gai vách ngăn, lệch vách ngăn gây viêm mũi dị ứng sẽ tiến hành phẫu thuật để làm thay đổi hoặc loại bỏ yếu tố gây thuận lợi.
Điều trị miễn dịch đặc hiệu
Hay còn gọi là điều trị giải mẫn cảm. Thường được chỉ định trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng, có 2 phương pháp điều trị bằng đường tiêm dưới da hoặc bằng đường dưới lưỡi (thuốc nhỏ giọt hay viên). Đây là phương pháp cần được chỉ định, thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
Rửa mũi
Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hoặc các loại nước muối ưu trương để súc họng miệng, nhỏ mũi hàng ngày để làm sạch tác nhân gây bệnh, cân bằng ẩm cho mũi.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Khi đã biết rõ các nguyên nhân gây bệnh, cần hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân đó để các nỗ lực điều trị mang lại hiệu quả. Trong trường hợp bắt buộc phải đi vào vùng có nguy cơ gây dị ứng, bạn nên sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi và họng khỏi việc hít phải.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch yếu là một trong những yếu tố nguy cơ cao khiến cơ thể bị dị ứng. Có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao và tạo môi trường sống trong lành.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Ngoài việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc họng, dưới đây là một số phương pháp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tại nhà
Xông mũi
Giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy đặc gây tắc nghẽn đường mũi, làm giảm các dấu hiệu như nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi,… Có thể thêm 1 vài giọt tinh dầu (bạch đàn, sả chanh, bạc hà,…) vào nước xông. Tuy nhiên, cách này không phù hợp với trẻ nhỏ nên phụ huynh có thể dùng cách tắm nước ấm để thay thế.
Bổ sung lợi khuẩn, men vi sinh
Các chủng vi sinh vật đường ruột có lợi, hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với những tác nhân dị ứng gây viêm mũi. Bạn có thể bổ sung bằng cách thêm sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Bổ sung vitamin C
Với đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm cao, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng, đồng thời rút ngắn thời gian phát bệnh. Có thể bổ sung vitamin C qua các loại trái cây như: chanh, bưởi, cam, súp lơ xanh, quả mọng (dâu tây, việt quất…), ớt chuông, kiwi…

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian phát bệnh
Tinh bột nghệ
Với thành phần chính là curcumin, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát nhiều dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như ho, hắt hơi, khô miệng và nghẹt mũi. Có thể kết hợp tinh bột nghệ với tiêu đen để tăng cường tác dụng.
Thực phẩm chứa quercetin
Các loại thực phẩm như táo, nho, quả mọng, súp lơ xanh, hành tây,… chứa nhiều quercetin – chất hoạt động tương tự chất kháng histamine tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu Một số loại thảo mộc, trà và rượu vang cũng có thể chứa một lượng quercetin nhất định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về viêm mũi dị ứng, cũng như những lưu ý quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.
Bài viết được cung cấp bởi Davipharm
Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.