Hô hấp

VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỜI TIẾT HAY CẢM LẠNH: PHÂN BIỆT THẾ NÀO?

Admin
16/10/2024

Viêm mũi dị ứng thời tiết và cảm lạnh thường có triệu chứng giống nhau, dễ nhầm lẫn, khiến cho việc điều trị mãi không khỏi do bệnh một đằng, chữa một nẻo. Bài viết dưới đây mách bạn cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm lạnh, và cung cấp các thông tin quan trọng bạn cần nắm rõ để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Làm sao để biết tôi đang mắc viêm mũi dị ứng thời tiết hay cảm lạnh?

Biểu hiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng và cảm lạnh khá giống nhau, nhưng cũng có các điểm khác biệt. Để phân biệt, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

Thời gian phát bệnh và hết bệnh? 

Viêm mũi dị ứng sẽ phát bệnh rất nhanh ngay khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, phổ biến như khói bụi, lông chó mèo và các triệu chứng cũng hoàn toàn biến mất nhanh chóng ngay khi không hít phải khói bụi hay lông chó mèo nữa.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, tác nhân gây dị ứng cho bạn là phấn hoa hay không khí lạnh theo mùa thì viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài dai dẳng cả vài tháng. Lúc này bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng cho bạn là gì và có biện pháp phòng tránh sau này. 

Trong khi đó, bệnh cảm lạnh có biểu hiện triệu chứng từ từ sau thời gian ủ bệnh, và khỏi bệnh cũng từ từ. Một đợt cảm lạnh thường diễn ra trong 3 đến 14 ngày. Cần lưu ý rằng một số người bệnh có thể cảm lạnh kéo dài suốt nhiều tuần, điều này do khi chưa kịp khỏi đợt cảm lạnh này đã nhiễm một đợt cảm lạnh mới. 

Triệu chứng của bạn là gì?

Viêm mũi dị ứng sẽ khiến người bệnh hắt hơi; sổ mũi; chảy nước mũi với dịch mũi trong, không màu; không mùi; ngứa mắt; đỏ mắt; chảy nước mắt; quầng thâm ở mắt; đôi khi có triệu chứng ho do nước mũi chảy xuống họng;…

Với những bệnh nhân có kèm thêm triệu chứng ho khò khè, khó thở nhiều có thể nghi ngờ đang mắc kèm bệnh hen phế quản, khoảng 25-50% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có đồng mắc bệnh hen phế quản. 

Cảm lạnh cũng gây nên các triệu chứng tương tự như hắt hơi; sổ mũi; chảy nước mũi với dịch mũi trong, không màu; không mùi. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bệnh nhân cảm lạnh sẽ thường thấy sốt, đau nhức toàn thân, đau họng, ho nhiều hơn,…

Các triệu chứng có thể thay đổi tùy người, vì vậy để biết rõ bạn đang mắc tình trạng bệnh nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỜI TIẾT HAY CẢM LẠNH: PHÂN BIỆT THẾ NÀO?

Ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng chung của cả bệnh viêm mũi dị ứng và cảm lạnh (nguồn: freepik)

Phòng ngừa, điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết và cảm lạnh như thế nào? 

Dù là viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh thì các triệu chứng bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn. Tin vui là 2 bệnh lý này có cách để phòng ngừa và có thuốc giúp bạn giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. 
  • Tập thể dục thể thao và duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng. 
  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên. 
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng và ở những môi trường nhiều khói bụi. 
  • Bên cạnh đó, với bệnh lý viêm mũi dị ứng, điều quan trọng bác sĩ luôn khuyên là hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đó. Các tác nhân dị ứng thường gặp ở bệnh nhân là không khí lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa; phấn hoa; khói thải; khói thuốc lá; bụi nhà; bụi xây dựng; bụi gỗ; lông chó mèo; hơi hóa chất;…

Biện pháp điều trị dùng thuốc

Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về các thuốc phù hợp với triệu chứng của bạn (nguồn: freepik)

Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về các thuốc phù hợp với triệu chứng của bạn (nguồn: freepik)

  • Thuốc kháng dị ứng: fexofenadin (Xonatrix-F, Telfast, Dolfast), levocetirizin (Vezyx, Xyzal, Elriz), loratadin (Ayale, Clarityne, Bolorate), ebastin (Wolske, Ebaril, Mezabastin),… Đây là nhóm thuốc phổ biến giúp giảm nhanh triệu chứng dị ứng như ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi,… và có thể sử dụng cho cả bệnh nhân viêm mũi dị ứng và cảm lạnh. 
  • Thuốc giảm đau kháng viêm corticoid: prednisolon, methylprednisolon (Metione/ Metilone-4, Medrol),… Sử dụng ngắn hạn thuốc giảm đau kháng viêm đường uống sẽ hữu ích để giảm triệu chứng đau họng, sưng, ngứa, mẩn đỏ,… cho cả bệnh nhân viêm mũi dị ứng và cảm lạnh. 
  • Thuốc long đờm: N-Acetylcysteine, eprazinone hydrochloride (Ezatux, Mucimed, Mebratux),… Nhóm thuốc này giúp làm mềm đờm nhầy trong cổ họng và tống ra dễ dàng hơn khi bệnh nhân ho hay khạc đờm. Khi đường thở đã thông thoáng, triệu chứng ho ở bệnh nhân cũng giảm bớt, hiệu quả cho triệu chứng ho ở cả bệnh nhân viêm mũi dị ứng và cảm lạnh.
  • Thuốc điều trị hen: montelukast (Derdiyok, Givet-4, Singulair), bambuterol (Hayex, Bambec, Airbuter),… Đây là một số thuốc giúp giảm cơn hen, giảm triệu chứng dị ứng cho những bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng kèm với hen phế quản

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về bệnh lý viêm mũi dị ứng và cảm lạnh, cũng như những lưu ý quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.   

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết thuộc chamsocsuckhoeviet.vn chỉ nhằm cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn y tế chuyên môn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tài liệu tham khảo

https://suckhoedoisong.vn/lam-cach-nao-de-phan-biet-giua-cam-lanh-va-viem-mui-di-ung-16992545.htm

https://www.medicalnewstoday.com/articles/315756

https://clinicalgate.com/mucus-controlling-drug-therapy/

Mục lục